Bảo vệ đại dương xanh

Trên bản đồ đất nước ta, dọc dài các địa phương ven 3.200 km đường bờ biển Việt Nam, duy nhất Cà Mau là nơi đất liền tiếp giáp biển Ðông và biển Tây. Thiên nhiên biển, đảo Cà Mau giữ được nét hoang sơ hiếm có.

Nhân Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2023 (từ ngày 1-8/6) được Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động và Ngày Ðại dương thế giới với chủ đề “Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo” và “Hành tinh đại dương: Thủy triều đang thay đổi”, báo Cà Mau giới thiệu đến bạn đọc những hình ảnh đẹp của biển đảo mà tạo hóa đã ban tặng cho vùng cực Nam Tổ quốc.

Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển, góp phần bảo vệ môi trường biển và hải đảo là mối quan tâm hàng đầu trong việc bảo vệ đại dương cũng như toàn bộ hành tinh xanh của chúng ta. (Trong ảnh: Khai thác và nuôi trồng thủy hải sản khu vực Hòn Chuối).

Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển, góp phần bảo vệ môi trường biển và hải đảo là mối quan tâm hàng đầu trong việc bảo vệ đại dương cũng như toàn bộ hành tinh xanh của chúng ta. (Trong ảnh: Khai thác và nuôi trồng thủy hải sản khu vực Hòn Chuối).

Vẻ đẹp nguyên sơ của hòn Ðá Bạc.

Vẻ đẹp nguyên sơ của hòn Ðá Bạc.

Bức tranh thiên nhiên khoáng đạt trên vùng biển Tây ngoài khơi cửa biển Sông Đốc, với từng đàn hải âu tung cánh chao liệng giữa mây xanh nước biếc.

Bức tranh thiên nhiên khoáng đạt trên vùng biển Tây ngoài khơi cửa biển Sông Đốc, với từng đàn hải âu tung cánh chao liệng giữa mây xanh nước biếc.

Cà Mau tích cực xây kè chống sạt lở, góp phần bảo vệ môi trường ven biển.

Cà Mau tích cực xây kè chống sạt lở, góp phần bảo vệ môi trường ven biển.

Trồng rừng lấn biển là giải pháp bền vững bảo vệ môi trường biển hiện nay.

Trồng rừng lấn biển là giải pháp bền vững bảo vệ môi trường biển hiện nay.

Huỳnh Lâm thực hiện

Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/bao-ve-dai-duong-xanh-a28252.html