Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, Hồ Chí Minh cần bắt đầu từ giáo dục

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, Hồ Chí Minh cần bắt đầu từ giáo dục. Giáo dục để thấm nhuần, tạo sức 'đề kháng' và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn.

Một hoạt động ngoại khóa của sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam giáo dục về nền tảng tư tưởng của Đảng, tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

Một hoạt động ngoại khóa của sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam giáo dục về nền tảng tư tưởng của Đảng, tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

Tạo “sức đề kháng” cho thế hệ trẻ

Mới đây, Học viện Kỹ thuật quân sự tổ chức Hội thi Olympic các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nhận thức chính trị-xã hội năm 2024. Trong phần giới thiệu, 5 thành viên của Tiểu đoàn 3, gồm: Nguyễn Quang Thắng, Vũ Văn Cường, Võ Ngọc Tú Quyên, Phạm Phúc Hưng và Nguyễn Mạnh Dũng đều bày tỏ dõng dạc yêu thích các bộ môn này. Đây cũng là ý kiến của các thành viên trong các đội còn lại.

Học viên Nguyễn Quang Thắng, đại diện Tiểu đoàn 3 bày tỏ, Hội thi là dịp để chúng em có thêm cơ hội được học tập, rèn luyện, phấn đấu theo mục tiêu lý tưởng của Đảng, tiếp tục thi đua học tốt, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Thiếu tướng Trần Văn Thưởng, Chính ủy Học viện Kỹ thuật quân sự nhấn mạnh, Hội thi là dịp đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tìm hiểu, nâng cao nhận thức chính trị, xã hội trong Học viện.

Đồng thời, xây dựng ý thức chính trị cho học viên, giúp các em có nhận thức đầy đủ, sâu sắc và tin tưởng tuyệt đối vào Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; khơi dậy khát vọng cống hiến, phát triển đất nước.

Phần thi tự giới thiệu của một đội tại Hội thi Olympic các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nhận thức chính trị-xã hội năm 2024 do Học viện Kỹ thuật quân sự.

Phần thi tự giới thiệu của một đội tại Hội thi Olympic các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nhận thức chính trị-xã hội năm 2024 do Học viện Kỹ thuật quân sự.

Từ thực tiễn và qua nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, PGS.TS Đặng Quốc Bảo – nguyên Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục nhận thấy, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, Hồ Chí Minh cần bắt đầu từ giáo dục. Theo logic, muốn bảo vệ thì cần hiểu, thấm nhuần từ đó mới kiên trì bảo vệ.

Muốn vậy, việc đầu tiên là giáo dục cho học sinh, sinh viên nói riêng và thế hệ trẻ nói chung về nền tảng tư tưởng của Đảng, Hồ Chí Minh. Giáo dục trong nhà trường, ngoài xã hội thông qua các tổ chức chính trị và các hoạt động xã hội khác.

Theo đó, việc cung cấp các tư liệu chính thống và những phương pháp giảng dạy khoa học, hệ thống cho các trường đại học, cao đẳng về nền tảng tưởng của Đảng, của Bác Hồ là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng.

Qua đó, giúp người học hiểu tường minh, thấu đáo những thông tin chính thống về lịch sử Đảng, tạo “sức đề kháng” khi mà người học tiếp cận với những nguồn tin khác nhau từ mạng internet, mạng xã hội.

Giúp sinh viên bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, Hồ Chí Minh

Một lớp học của Trường ĐH Kinh tế quốc dân

Một lớp học của Trường ĐH Kinh tế quốc dân

Hơn 30 năm giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo luôn thấy vinh dự và tự hào khi được giảng dạy bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Để có thể giảng dạy, truyền bá tư tưởng, phong cách sống của Bác, PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo đã trực tiếp nghiên cứu để có thể hiểu đầy đủ nhất về tư tưởng của Người. Từ đó mới có thể truyền cảm hứng tốt nhất cho người học, đặc biệt là thế hệ trẻ.

PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo giảng dạy, truyền bá tư tưởng Hồ Chí Minh bằng cả trái tim; từ đó tạo động lực để sinh viên học tập và làm theo tấm gương, tư tưởng của Người.

Theo PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cũng là giải pháp thiết thực để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Quán triệt tư tưởng của Người, Đảng ta luôn quan tâm xây dựng đội ngũ trí thức cũng như đánh giá cao vai trò của đội ngũ trí thức trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra sâu rộng, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết về xây dựng đội ngũ trí thức và gần đây nhất là Nghị quyết Hội nghị Trung ương VIII (Khóa XIII).

Cô - trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Cô - trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Để hiện thực hóa đường lối, chủ trương của Đảng, phát huy vai trò và năng lực của đội ngũ trí thức góp phần vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo đề xuất, cần thực hiện một số giải pháp:

Thứ nhất, tạo mọi cơ chế và điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí thức phát huy tốt nhất năng lực, trình độ chuyên môn của mình.

Thứ hai, phát hiện, sử dụng và có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ trí thức.

Thứ hai, có chính sách giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng phù hợp để nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ trí thức.

Thứ ba, phát huy trách nhiệm của trí thức trong truyền bá tri thức, nâng cao dân trí, phục vụ cộng đồng.

Thứ tư, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước với đội ngũ trí thức.

Tư tưởng Hồ Chí Minh ảnh hưởng vào giáo dục, đào tạo con người mới, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tư tưởng Hồ Chí Minh ảnh hưởng vào giáo dục, đào tạo con người mới, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Theo GS.TS Hoàng Chí Bảo - chuyên gia cao cấp, nguyên ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục gắn liền với đạo đức và phong cách của Người. Những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình cải cách giáo dục của nước ta.

Lịch sử giáo dục Việt Nam trải qua nhiều chặng đường cải cách, gần đây và rõ nhất là Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, GS.TS Hoàng Chí Bảo nhìn nhận.

Theo đó, chúng ta phải thực hiện cho được nền giáo dục toàn diện, cả thể chất, trí tuệ, trí lực và tâm lực. Đó cũng là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng này ảnh hưởng vào giáo dục, đào tạo con người mới, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Theo GS.TS Hoàng Chí Bảo, cải cách giáo dục lần này chú trọng vào vấn đề phát triển hoàn thiện nhân cách, dạy chữ, dạy nghề để dạy người. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hiện đại hóa. Hoàn thiện nhân cách mới là đích đến và mục tiêu của nội dung giáo dục.

Minh Phong

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang-ho-chi-minh-can-bat-dau-tu-giao-duc-post682878.html