Bất chấp đề nghị của Tổng thống Trump, vẫn có nhiều công ty Mỹ chuyển tới Trung Quốc

Cho dù chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vẫn đang leo thang, vẫn có nhiều công ty toàn cầu của Mỹ chuyển đến nơi có rất nhiều người tiêu dùng: Trung Quốc.

Nhà máy sản xuất ô tô của Tesla đang được xây dựng tại Thượng Hải vào ngày 16 tháng 7

Nhà máy sản xuất ô tô của Tesla đang được xây dựng tại Thượng Hải vào ngày 16 tháng 7

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, Trung Quốc vẫn là thị trường tiềm năng cho nhiều công ty toàn cầu khi phải đối mặt với việc thị trường bão hòa tại quê nhà.

Với việc có ít khách du lịch Trung Quốc đến thăm Mỹ, Tiffany & Co. đã chuyển một số đồ trang sức đắt nhất của mình đến các cửa hàng Bắc Kinh và Thượng Hải vào quý trước, bán số lượng hạn chế các mặt dây chuyền kim cương Tiffany Keys và Tiffany Love Bugs. Nhà bán lẻ có trụ sở tại New York này cũng đang nâng cấp cả ba chuỗi cửa hàng lớn của mình tại Trung Quốc, bao gồm cả Hồng Kông.

Tập đoàn Motor Ford, dự kiến Trung Quốc sẽ trở thành thị trường lớn nhất cho Công ty ô tô Lincoln [một thương hiệu xe hạng sang của Ford] trong vài năm tới, đồng thời cho biết rằng họ đang có kế hoạch chế tạo hầu hết các loại xe ô tô mà họ bán tại Trung Quốc dưới thương hiệu này, để tránh thuế quan.

Tập đoàn Tesla cũng đang tập trung vào việc vận hành nhà máy tại Thượng Hải vào cuối năm nay. Tùy thuộc vào thời điểm, nhà sản xuất ô tô có thể chính thức đi vào hoạt động để tránh đợt thuế quan mới nhất của Trung Quốc có hiệu lực vào tháng 12.

Tổng thống Donald Trump đã trả lời vào tuần trước về sự trả đũa thuế quan mới nhất từ Trung Quốc bằng cách thông báo rằng các công ty của Mỹ nên ngay lập tức bắt đầu việc tìm kiếm một sự thay thế cho Trung Quốc. Trong thực tế, mặc dù nền kinh tế đã chậm lại, Trung Quốc vẫn là nơi tăng trưởng tiềm năng trong tương lai cho nhiều công ty toàn cầu khi phải đối mặt với thị trường bão hòa tại quê nhà, và điều đó khiến nước này trở thành nơi đầu tư lâu dài.

Tập đoàn Starbucks, cũng đang dần xoay vòng về phía Trung Quốc. Quốc gia này đang trở thành một thị trường ngày càng quan trọng đối với nhà bán lẻ cà phê khi những người uống trà thuộc tầng lớp trung lưu đang ngày càng gia tăng. Starbucks, nơi chiếm hơn 50% thị phần của thị trường này, theo thống kê cứ sau 15 giờ lại mở một cửa hàng ở Trung Quốc để vượt lên trước những đối thủ cạnh tranh khốc liệt tại địa phương.

Trung Quốc cũng là thị trường máy bay lớn nhất thế giới, và Công ty Boeing đã mở nhà máy Boeing 737 đầu tiên tại đây vào cuối năm ngoái trong bối cảnh căng thẳng thương mại đang gia tăng. Cơ sở này, là một liên doanh với một nhà sản xuất máy bay thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc, đã trở thành một bước đột phá công nghiệp hiếm hoi của Boeing.

Từ những món đồ xa xỉ đến những món đồ rẻ tiền, nhu cầu của người Trung Quốc đối với những sản phẩm của Mỹ đang không có dấu hiệu giảm đi. Chỉ trong tuần này, cửa hàng đầu tiên của Tập đoàn Costco Wholesale Corp tại Trung Quốc đã bị “thất thủ” trong ngày khai trương, vì có quá nhiều khách hàng sẵn sàng “chiến đấu” để giành giật các các sản phẩm giảm giá và chờ đợi hàng giờ để trả tiền mua hàng, cửa hàng Costco tại Thượng Hải đã phải tạm ngừng hoạt động.

Chuỗi nhà hàng hải sản Tôm hùm đỏ, chỉ có hai địa điểm ở Trung Quốc hiện tại, cũng đang nhìn thấy tương lai rộng mở của công ty ở đó.

“Trung Quốc rất có thể sẽ là thị trường quốc tế lớn nhất của chúng tôi bởi vì nơi đây có sự gia tăng lớn của người tiêu dùng theo thời gian”. Giám đốc điều hành Kim Lopdrup của công ty nói trong một cuộc phỏng vấn vào tuần trước.

Theo Dân trí

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/bat-chap-de-nghi-cua-tong-thong-trump-van-co-nhieu-cong-ty-my-chuyen-toi-trung-quoc-547675.html