Bất ngờ phương tiện giúp lính châu Âu sống sót qua các cuộc đại chiến

Hiệu quả, nhanh và im lặng chính là những ưu điểm tuyệt vời nhất của đơn vị bộ binh sử dụng xe đạp trên khắp thế giới từ suốt Chiến tranh Thế giới thứ nhất tới nay.

Bắt đầu xuất hiện từ cuối thế kỷ 19, lực lượng bộ binh sử dụng xe đạp làm phương tiện di chuyển hay còn gọi là "Bộ binh xe đạp" tới nay vẫn xuất hiện ở một vài quốc gia trên thế giới.

Ưu điểm của lực lượng này là rẻ, tốc độ nhanh hơn hành quân bộ nhưng lại không tốn hậu cần vì không dùng xăng dầu và xe đạp có cấu tạo đơn giản nên sửa chữa cũng rất dễ dàng.

Thậm chí một vài lực lượng trong quá khứ còn được trang bị xe đạp gấp để gọn nhẹ và dễ mang vác qua những khu vực không thể đạp xe được.

Tốc độ hành quân bộ trung bình trên địa hình tốt mỗi ngày cũng chỉ được khoảng 20 tới 30 km tùy thể trạng của quân lính. Tuy nhiên với xe đạp, tốc độ hành quân có thể lên tới 20km/h và đạt hàng trăm km mỗi ngày.

Với phương tiện này, người lính có thể di chuyển hàng trăm km mỗi ngày mà không tốn một giọt xăng nào - giảm tải rất lớn cho lực lượng hậu cần.

Thêm vào đó, việc nhảy tùw xe đạp xúong đất để tác chiến trong tình huống bất ngờ cũng nhanh hơn nhiều việc đổ quân từ thùng xe tải - nếu di chuyển quân bằng xe hơi.

Quân đội Liên Xô với xe đạp là phương tiện di chuyển trong Thế chiến thứ 2.

Phương tiện này cũng có thể vượt qua những địa hình xấu một cách dễ dàng mà không yêu cầu hệ thống đường xá tốt như xe hơi.

Cùng với ngựa, xe đạp đã là một trong những phương tiện di chuyển bộ binh phổ biến bậc nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai bên cạnh xe gắn máy.

Lính dù Anh được thả xuống hậu tuyến địch với xe đạp để tăng khả năng cơ động trên chiến trường không khác gì "bộ binh xe đạp".

Quân đội nhà giàu như Mỹ cũng sử dụng xe đạp làm phương tiện truyền tin hoặc thồ hàng tiếp tế hậu cần.

Tới tận ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn trang bị xe đạp làm phương tiện di chuyển cho binh lính.

Mời độc giả xem Video: Kinh hãi dàn thiết xa của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, phim đã được phục chế, tô màu.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/bat-ngo-phuong-tien-giup-linh-chau-au-song-sot-qua-cac-cuoc-dai-chien-1118947.html