Bất ngờ xác 'quái vật biển sâu' được tìm thấy ở độ cao 2.700m

Mới đây, hóa thạch của một con quái vật đại dương khổng lồ đã được đào lên từ những tảng đá cao 2.700m so với mực nước biển khiến các nhà khoa học bối rối.

3 mẫu hóa thạch có niên đại lên đến 205 triệu năm, tức thuộc kỷ Tam Điệp, thuộc về dòng giống bò sát " quái vật biển sâu" nổi tiếng Ichthyosaurs, tức "thằn lằn cá" hay "ngư long" mới đây đã được tìm thấy ở nơi không thể tin nổi.

3 mẫu hóa thạch có niên đại lên đến 205 triệu năm, tức thuộc kỷ Tam Điệp, thuộc về dòng giống bò sát " quái vật biển sâu" nổi tiếng Ichthyosaurs, tức "thằn lằn cá" hay "ngư long" mới đây đã được tìm thấy ở nơi không thể tin nổi.

Cụ thể, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Martin Sander từ Trường ĐH Bonn (Đức) đã tìm thấy chúng ở lần lượt ở 3 đỉnh khác nhau của dãy Alps.

Cụ thể, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Martin Sander từ Trường ĐH Bonn (Đức) đã tìm thấy chúng ở lần lượt ở 3 đỉnh khác nhau của dãy Alps.

Hóa thạch con thứ nhất và thứ hai gồm xương sườn và đốt sống mà các mô hình tính toán tiết lộ khi còn sống chúng lần lượt dài 21 và 15 m. Con thứ ba chỉ còn một chiếc răng dài 15 cm, rộng 6 cm, tiết lộ khi còn sống nó phải dài tới 54 m.

Hóa thạch con thứ nhất và thứ hai gồm xương sườn và đốt sống mà các mô hình tính toán tiết lộ khi còn sống chúng lần lượt dài 21 và 15 m. Con thứ ba chỉ còn một chiếc răng dài 15 cm, rộng 6 cm, tiết lộ khi còn sống nó phải dài tới 54 m.

Như vậy, ba cá thể này đã "nâng cấp" ngư long trở thành một trong những loài lớn nhất trong số các "khủng long biển" vào thời dòng họ quái vật này thống trị hành tinh.

Như vậy, ba cá thể này đã "nâng cấp" ngư long trở thành một trong những loài lớn nhất trong số các "khủng long biển" vào thời dòng họ quái vật này thống trị hành tinh.

Ichthyosaurs được gọi là "ngư long", tức "rồng biển", là do thân hình hết sức kỳ dị: vẻ ngoài trông giống một con cá voi quái vật đáng sợ nhưng bản chất bên trong lại là bò sát.

Ichthyosaurs được gọi là "ngư long", tức "rồng biển", là do thân hình hết sức kỳ dị: vẻ ngoài trông giống một con cá voi quái vật đáng sợ nhưng bản chất bên trong lại là bò sát.

Lí giải cho việc những mẫu hóa thạch này xuất hiện ở độ cao hơn 2700m, các nhà khoa học cho rằng các đỉnh núi cao của châu Âu đã được hình thành khi các mảng kiến tạo va chạm với nhau - đẩy đáy biển lên cao.

Lí giải cho việc những mẫu hóa thạch này xuất hiện ở độ cao hơn 2700m, các nhà khoa học cho rằng các đỉnh núi cao của châu Âu đã được hình thành khi các mảng kiến tạo va chạm với nhau - đẩy đáy biển lên cao.

Những con thằn lằn cá Ichthyosaur khổng lồ từng bơi lội ở Panthalassa, một đại dương rộng lớn bao quanh siêu lục địa Pangea trong kỷ Trias muộn.

Những con thằn lằn cá Ichthyosaur khổng lồ từng bơi lội ở Panthalassa, một đại dương rộng lớn bao quanh siêu lục địa Pangea trong kỷ Trias muộn.

Một mảng của đại dương kỷ Tam Điệp sau 205 triệu năm đã hóa thành đỉnh Alps, tạo cơ hội cho quái vật mà nó kỳ công bảo tồn được hiện hình trước thế giới một lần nữa.

Một mảng của đại dương kỷ Tam Điệp sau 205 triệu năm đã hóa thành đỉnh Alps, tạo cơ hội cho quái vật mà nó kỳ công bảo tồn được hiện hình trước thế giới một lần nữa.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, những sinh vật khổng lồ này cũng từng tiến vào vùng biển nông Tethys ở phía đông của Pangea. Thức ăn chủ yếu của Ichthyosaur là mực khổng lồ.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, những sinh vật khổng lồ này cũng từng tiến vào vùng biển nông Tethys ở phía đông của Pangea. Thức ăn chủ yếu của Ichthyosaur là mực khổng lồ.

"Chỉ có ba nhóm động vật có khối lượng lớn hơn 10-20 tấn: Đó là khủng long cổ dài; cá voi; và những con Ichthyosaur khổng lồ của kỷ Trias", Tiến sĩ Sandler cho biết.

"Chỉ có ba nhóm động vật có khối lượng lớn hơn 10-20 tấn: Đó là khủng long cổ dài; cá voi; và những con Ichthyosaur khổng lồ của kỷ Trias", Tiến sĩ Sandler cho biết.

Ichthyosaur xuất hiện lần đầu tiên sau sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi khoảng 250 triệu năm trước, khi khoảng 95% các loài sinh vật biển bị chết.

Ichthyosaur xuất hiện lần đầu tiên sau sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi khoảng 250 triệu năm trước, khi khoảng 95% các loài sinh vật biển bị chết.

Nhóm này đạt đến sự đa dạng lớn nhất trong kỷ Trias giữa - và một số loài vẫn tồn tại trong kỷ Phấn trắng. Ichthyosaur cũng từng được tìm thấy ở Nam Mỹ, châu Á và Úc.

Nhóm này đạt đến sự đa dạng lớn nhất trong kỷ Trias giữa - và một số loài vẫn tồn tại trong kỷ Phấn trắng. Ichthyosaur cũng từng được tìm thấy ở Nam Mỹ, châu Á và Úc.

Mời các bạn xem video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới. Nguồn: THĐT.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bat-ngo-xac-quai-vat-bien-sau-duoc-tim-thay-o-do-cao-2700m-1694752.html