Bắt tay, chống hàng giả trong ngành giấy và bột giấy

Việc ký kết quy chế hợp tác giữa Tổng cục QLTT và Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam thể hiện sự quyết tâm của các doanh nghiệp ngành giấy trong công tác phòng chống hàng giả.

Chiều 24/12, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam đã ký Quy chế phối hợp trong công tác chống hàng giả, hàng nhái ở lĩnh vực sản xuất và kinh doanh giấy, các sản phẩm từ giấy.

Tổng cục QLTT và Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam đã ký Quy chế phối hợp trong công tác chống hàng giả, hàng nhái ở lĩnh vực sản xuất và kinh doanh giấy, các sản phẩm từ giấy

Tổng cục QLTT và Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam đã ký Quy chế phối hợp trong công tác chống hàng giả, hàng nhái ở lĩnh vực sản xuất và kinh doanh giấy, các sản phẩm từ giấy

Tại buổi lễ, nhận định về thực trạng hàng giả, hàng nhái trong ngành giấy hiện nay, TS Đặng Văn Sơn - Phó chủ tịch Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam cho biết, các ấn phẩm từ giấy bị làm giả, làm rất nhiều, có địa bàn hàng giả, hoặc nhái trong ngành giấy chiếm đến 50%. Trong đó, có nhãn hàng vừa giới thiệu ra thị trường đã bị làm nhái.

Các doanh nghiệp sản xuất giấy bị làm giả nhiều nhất là Văn phòng phẩm Hồng Hà, Công ty Xương Giang, Sông Đuống, Thuận Phát...

Theo ông Sơn, thiệt hại đến từ hàng giả, hàng nhái khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giấy chân chính bị sụt giảm doanh số vì không bán được hàng, thương hiệu bị mất uy tín, gây thất thu thuế và rối loạn thị trường; đồng thời tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh.

Trong khi đó, lãnh đạo một doanh nghiệp giấy khẳng định, khi tình trạng hàng giả, hàng nhái trong ngành giấy xuất hiện tràn lan, thì người dùng chính là nạn nhân trực tiếp hứng chịu hậu quả từ các loại giấy bẩn, kém chất lượng.

“Đối với ngành giấy, hàng giả, hàng nhái chiếm 60-70% trên thị trường, thậm chí có nhà phân phối bán các sản phẩm giấy, ban đầu bán sản phẩm thật, sau đó trộn thêm hàng giả để kiếm lời.

Điều này rất nguy hiểm, làm mất niềm tin của người tiêu dùng với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giấy chân chính, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng”, đại diện doanh nghiệp cho hay.

Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh cho rằng, việc ký kết thể hiện sự quyết tâm của các doanh nghiệp ngành giấy trong công tác phòng chống hàng giả

Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh cho rằng, việc ký kết thể hiện sự quyết tâm của các doanh nghiệp ngành giấy trong công tác phòng chống hàng giả

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho hay, hàng giả xuất hiện tràn lan ở nhiều lĩnh vực, ngành hàng, từ quần áo, giày dép, đồ gia dụng cho đến mặt hàng khó phát hiện như xăng dầu, hóa chất.

Tuy nhiên, đối với ngành giấy việc phát hiện ra những vi phạm của lĩnh vực này sẽ càng khó khăn hơn bởi việc sản xuất ra các sản phẩm khá dễ dàng. Trong khi đó, các vi phạm ở ngành hàng này rất khó có thể phân biệt bằng mắt thường. Điều này rất cần sự phối hợp giữa lực lượng quản lý thị trường và Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ giấy.

Ông Nguyễn Việt Đức, Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cũng cho rằng, hiện, đa phần các doanh nghiệp trong ngành đều có sản phẩm bị làm giả, làm nhái từ rất lâu.

“Hàng giả hiện nay làm giả rất tinh vi như hàng thật, chỉ có nhà sản xuất mới phân biệt được là hàng thật và hàng giả” ông Nguyễn Đức Việt nói.

Cũng theo ông Việt, doanh nghiệp không thể tự mình thực hiện hoạt động nghiệp vụ chống hàng nhái, hàng giả trong ngành giấy. Việc phối hợp với Tổng cục QLTT thực sự cần thiết, nhằm tăng cường công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm và gian lận thương mại. Nâng cao hiệu quả hơn nữa trong công tác QLTT lành mạnh hóa thị trường và bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong ngành giấy.

Tổng cục QLTT cam kết sẽ triển khai quy chế một cách nghiêm túc

Tổng cục QLTT cam kết sẽ triển khai quy chế một cách nghiêm túc

Thông qua biên bản ký kết hợp tác này, Tổng cục QLTT cam kết sẽ triển khai quy chế một cách nghiêm túc. Khi quản lý thị trường làm tốt sẽ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, bởi hiện nay sức sản xuất của doanh nghiệp vẫn còn hạn chế.

Ngược lại, các doanh nghiệp, hiệp hội giấy cần phối hợp chặt chẽ với quản lý thị trường, khi phát hiện có hành vi gian lận, kinh doanh hàng giả, hàng nhái cần báo ngay cho lực lượng quản lý thị trường, để triển khai ngay các biện pháp kiểm tra, kiểm soát.

Hạ An

Nguồn Tạp chí Công thương: http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/bat-tay-chong-hang-gia-trong-nganh-giay-va-bot-giay-77610.htm