Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Nóng lạnh đan xen dễ bùng phát các đợt cấp của COPD
Nhiệt độ môi trường thay đổi liên tục với các đợt nóng lạnh đan xen làm những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay còn gọi là COPD dễ tái phát các đợt cấp. Đợt cấp của COPD có thể kéo dài vài ngày, vài tuần, nặng có thể nguy hiểm tính mạng.
Bệnh COPD dễ bùng phát các đợt cấp khi thay đổi thời tiết
Ngày 15/11 hàng năm là Ngày thế giới phòng chống bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Chủ đề của năm nay là Hơi thở là cuộc sống – Hành động sớm hơn. Chủ đề năm nay nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của chăm sóc, chẩn đoán và can thiệp sớm các bệnh lý ở phổi. Giữ cho lá phổi khỏe mạnh là một phần không thể thiếu cho sức khỏe trong tương lai. Đặc biệt là cần phải hành động sớm.
Hiện nay, có nhiều yếu tố khác ngoài việc hút thuốc lá có thể góp phần gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) như môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với bụi, hóa chất, bệnh di truyền…. Đây là bệnh có thể phát sinh sớm và ảnh hưởng đến cả những người trẻ tuổi.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, năm 2019 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trên toàn thế giới và gây ra 3,23 triệu ca tử vong. Với sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá tại các nước đang phát triển và sự già hóa dân số ở những quốc gia phát triển, tỷ lệ mắc COPD được dự đoán sẽ tăng cao trong những năm tới. Dự báo đến năm 2030 ước tính có trên 4,5 triệu trường hợp tử vong hàng năm do COPD và các rối loạn liên quan.
Bệnh COPD dễ bùng phát các đợt cấp khi thay đổi thời tiết
Theo TS.BS Nguyễn Xuân Diễn, Phó trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu, BV Phổi Trung ương cho biết: "Khi chuyển mùa đột ngột, hoặc mùa lạnh, người bệnh hay xuất hiện các đợt cấp của COPD".
TS.BS Nguyễn Xuân Diễn cho rằng đối tượng mắc COPD thường gặp là những người hút thuốc nhiều năm. Đường hô hấp đã bị giãn các phế nang gây hạn chế đường thở.
Ngoài ra, COPD còn gặp ở những người hút thuốc lá, kể cả hút thuốc thụ động. Theo các chuyên gia hô hấp, nguyên nhân chủ yếu gây ra đợt cấp bệnh COPD là do nhiễm vi khuẩn, virus, chiếm khoảng 70-80%. Ngoài ra còn do nguyên nhân không liên quan đến nhiễm trùng như: ô nhiễm môi trường, không tuân thủ điều trị, giảm nhiệt độ môi trường đột ngột, dùng thuốc .... Bên cạnh đó, có khoảng 1/3 các trường hợp đợt cấp không tìm thấy nguyên nhân.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có xu hướng xấu đi theo thời gian và dễ bùng phát các đợt cấp khi gặp những điều kiện thuận lợi như nhiệt độ môi trường, khí hậu thay đổi, những đợt nóng lạnh đan xen, hoặc những khi thời tiết chuyển lạnh sâu cũng dễ gây ra các đợt cấp của COPD.
Ngoài ra, COPD cũng có thể do một số yếu tố khác gây ra như: Tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí, chẳng hạn như khói bụi, khói than,...
Nếu xuất hiện các triệu chứng dưới đây, người bệnh COPD cần tới gặp bác sĩ ngay:
Các triệu chứng của COPD thường xuất hiện từ từ và dần nặng hơn theo thời gian. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
Ho dai dẳng, thường kèm theo đờm.
Khó thở, đặc biệt là khi gắng sức.
Thở khò khè.
Đau ngực.
Mệt mỏi.
Các biến chứng có thể gặp của bệnh COPD:
COPD và ung thư phổi là hai bệnh phổi có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khói thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra cả hai bệnh này. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị COPD có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 2 đến 5 lần so với người bình thường. Nguyên nhân là do khói thuốc lá có thể gây tổn thương DNA của tế bào phổi, làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.
Có đến 60-70% người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có 1 đợt cấp COPD trong vòng 2-4 năm. Người bệnh COPD bị đợt cấp nếu không được phát hiện kịp thời dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe.
Một số hậu quả nghiêm trọng mà người bệnh COPD có thể gặp phải như: tràn khí màng phổi, tăng áp lực động mạch phổi, suy tim, ung thư phổi, loãng xương,…
Theo TS.BS Nguyễn Xuân Diễn, người bệnh COPD còn có thể gặp biến chứng tim mạch, trào ngược thực quản, viêm phổi hoặc các đợt suy hô hấp....
Cách phòng ngừa bệnh COPD
TS.BS Nguyễn Xuân Diễn, Phó trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu, BV Phổi Trung ương, cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh COPD là không hút thuốc lá. Nếu bạn đã hút thuốc lá, hãy bỏ thuốc càng sớm càng tốt. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí.
TS.BS Nguyễn Xuân Diễn đã đưa ra một số lời khuyên giúp giảm nguy cơ bùng phát các đợt cấp của COPD bao gồm:
Nên tiêm phòng cúm hàng năm và tiêm phòng viêm phổi 5 năm một lần. Tập thể dục hàng ngày, tập thở. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hàng ngày. Không hút thuốc. Nên tránh các chất kích thích. Khi chuyển mùa nên giữ ấm cơ thể bởi mỗi khi thời tiết chuyển mùa. Khó thở đột ngột hoặc nặng hơn bình thường. Ho ra máu. Đau ngực. Sốt trên 38 độ C. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng của COPD.
Nếu bạn bị COPD, hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có các triệu chứng sau:
Khó thở đột ngột hoặc nặng hơn bình thường.
Ho ra máu.
Đau ngực.
Sốt trên 38 độ C.
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng của COPD.