Bệnh trĩ gây biến chứng nguy hiểm: Phòng ngừa thế nào?
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng ở hậu môn và phần dưới trực tràng. Bệnh trĩ có thể phát triển bên trong trực tràng (trĩ nội) hoặc dưới da xung quanh hậu môn (trĩ ngoại).
Triệu chứng bệnh trĩ
Trĩ nội: Theo trang Mayo Clinic, người bệnh thường không cảm nhận thấy triệu chứng và hiếm khi gây khó chịu. Tuy nhiên, một số dấu hiệu có thể xuất hiện như:
- Chảy máu không đau khi đi đại tiện
- Sa búi trĩ: Có thể gây đau và kích ứng.
Trĩ ngoại: Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Ngứa hoặc kích ứng ở vùng hậu môn
- Đau hoặc khó chịu
- Sưng quanh hậu môn
- Chảy máu.
Biến chứng của bệnh trĩ
Các biến chứng của bệnh trĩ hiếm gặp nhưng có thể bao gồm:
- Thiếu máu: Mất máu liên tục do bệnh trĩ có thể gây thiếu máu, khi đó, cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy đến các tế bào của cơ thể.
- Búi trĩ sa nghẹt
Có thể khiến người bệnh rất đau đớn.
- Nhiễm trùng máu
Một trong những biến chứng của bệnh trĩ đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng viêm nhiễm nặng ở vùng búi trĩ dẫn đến nhiễm trùng máu, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị.
- Ung thư
Tình trạng viêm nhiễm nặng có thể dẫn đến hình thành khối ung thư đại trực tràng, ung thư ruột kết.
Phòng ngừa bệnh trĩ thế nào?
Để phòng ngừa bệnh trĩ và giảm các triệu chứng của bệnh trĩ, hãy thực hiện những điều sau:
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Nên bổ sung trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt trong bữa ăn hàng ngày.
- Uống đủ nước: Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, tránh rượu bia.
- Tránh căng thẳng: Căng thẳng và nín thở khi cố gắng đi đại tiện sẽ tạo ra áp lực lớn hơn trong các tĩnh mạch ở phần dưới trực tràng.
- Tập thể dục: Duy trì hoạt động để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch. Tập thể dục cũng có thể giúp bạn giảm cân thừa có thể gây ra bệnh trĩ hoặc khiến bệnh tình nặng hơn.
- Tránh ngồi lâu: Ngồi quá lâu, đặc biệt là khi đi vệ sinh, có thể làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn.
Mời độc giả xem thêm video: Những điều cần biết về bệnh nam khoa