Bệnh trĩ là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục?

Trĩ là căn bệnh 'thầm kín khó nói' và khiến cho chất lượng cuộc sống hàng ngày của chúng ta bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Để xử lý bệnh trĩ, chúng ta cần tìm hiểu về những dấu hiệu cũng như nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là tình trạng những đám rối tĩnh mạch ở các mô ở xung quanh vùng hậu môn bị co giãn quá mức. Ở trạng thái bình thường, những mô này có vai trò đẩy các chất thải ra bên ngoài. Tuy nhiên, khi các mô bị viêm hoặc sưng lên sẽ tạo điều kiện hình thành các búi trĩ. Mỗi lần người bệnh đi vệ sinh sẽ xuất hiện các vết máu nhỏ kèm theo. Khi tuổi càng cao, cấu trúc của các mô liên kết sẽ dần bị suy yếu. Lúc này, các búi trĩ sẽ bị tụt ra khỏi lỗ của hậu môn và dẫn đến căn bệnh trĩ nội sa

Bệnh trĩ được chia làm 2 loại chính, đó là trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó, mỗi loại có những đặc điểm như sau:

● Trĩ nội: Là tình trạng các búi trĩ xuất hiện từ phần phía trên của đường lược. Những búi trĩ này thường được các lớp biểu mô chuyển tiếp và lớp niêm mạc bao phủ xung quanh.

● Trĩ ngoại: Là tính trạng các búi trĩ xuất phát từ phần phía dược của đường lược (Đường này còn có tên là đường hậu môn - trực tràng). Những búi trĩ ngoại thường nằm dưới lớp da ở quanh hậu môn và được lớp biểu mô vảy bao phủ lên.

Bệnh trĩ được chia làm các cấp độ sau:

● Bệnh trĩ độ 1: Ở cấp độ này, các búi trĩ chưa bị lòi ra bên ngoài mà đang nằm ở trong hậu môn. Lúc này, người bệnh đi đại tiện sẽ bị ra máu. Các vết máu sẽ có thể bị chảy ra bên ngoài hoặc bị lẫn vào phân.

● Bệnh trĩ độ 2: Khi đến giai đoạn này, người bệnh sẽ bị chảy máu nhiều hơn. Chính vì vậy, hậu môn sẽ rất dễ bị viêm nhiễm. Mỗi lần đi vệ sinh, những búi trĩ sẽ bị lòi ra khỏi hậu môn nhưng vẫn có thể co lại được.

● Bệnh trĩ độ 3: Lúc này, tình trạng khó chịu và đau đớn ở người bệnh sẽ bị tăng gấp đôi so với các cấp độ trước. Các búi trĩ ngày một to dần và không thể tự thụt vào được nếu bị thò ra ngoài. Người bệnh cần phải dùng tay hoặc nghỉ ngơi một lúc thì các búi trĩ mới co vào bên trong được.

● Trĩ độ 4: Đây là cấp độ nặng nhất của bệnh trĩ. Khi bước sang giai đoạn này, các cơ vòng dần bị co thắt và khiến cho quá trình lưu thông máu bị cản trở. Lúc này, búi trĩ sẽ bị tắc nghẽn và rất dễ bị hoại tử.

Dấu hiệu bệnh trĩ
Những dấu hiệu của bệnh trĩ thường rất dễ để nhận biết. Mặc dù vậy, tùy thuộc vào loại trĩ bạn đang gặp phải mà chúng có những dấu hiệu khác nhau. Sau đây là một số biểu hiện đặc trưng của bệnh trĩ phổ biến nhất.

● Đi đại tiện ra máu: Đây là triệu chứng đầu tiên và phổ biến của bệnh trĩ. Khi bệnh mới ở mức độ nhẹ, máu chỉ bị lẫn trong phân và rất khó để nhận biết. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng hơn, máu có thể bị chảy ra thành tia. Không chỉ đi vệ sinh mà ngay cả những lúc bạn ngồi xổm, máu từ hậu môn vẫn có thể bị chảy ra.

● Xuất hiện các búi trĩ: Nếu bạn bị bệnh trĩ nội, các búi trĩ sẽ được hình thành ở trong hậu môn. Theo thời gian, các búi trĩ này sẽ ngày càng phát triển và thò ra bên ngoài nhưng vẫn có thể tự thụt vào bên trong được. Khi bệnh nặng, những búi trĩ này sẽ luôn thò ra bên ngoài. Tuy nhiên, nếu bạn bị trĩ ngoại, chúng sẽ hình thành ở bên ngoài hậu môn. Khi các búi trĩ càng lớn thì các hoạt động ngồi xuống, đứng lên hàng ngày sẽ trở nên rất bất tiện và khó khăn.

● Khi bị bệnh trĩ sẽ xuất hiệu các triệu chứng ngứa rát tại vùng hậu môn.

● Luôn có cảm giác như có dị vật ở trong hậu môn.

● Khó khăn trong việc đi đứng và hoạt động hàng ngày.

● Xuất hiện tình trạng táo bón.

● Vùng da ở xung quanh hậu môn đỏ rát và sưng phù.

Nguyên nhân bệnh trĩ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ, trong đó có thể kể đến như:

●Do táo bón: Những người có thói quen hay rặn mỗi khi đi cầu sẽ khiến cho lòng ống của hậu môn bị tăng áp lực gấp khoảng 10 lần. Tình trạng táo bón diễn ra trong một thời gian dài sẽ tạo điều kiện làm xuất hiện các búi trĩ. Theo thời gian, các búi trĩ dần sẽ càng to ra và bị lòi ra bên ngoài.

● Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ do hội chứng lỵ: Nếu bạn mắc phải căn bệnh này, tần suất đi đại tiện mỗi ngày sẽ rất cao. Điều này sẽ khiến cho áp lực ở trong ổ bụng bị tăng do phải rặn nhiều. Không chỉ vậy, những người mắc các bệnh lý như giãn phế quản, viêm phế quản mạn tính, người thường xuyên lao động nặng nhọc… cũng có nguy cơ bị tăng áp lực trong ổ bụng. Từ đó sẽ tạo điều kiện cho bệnh trĩ xuất hiện.

● Do thói quen ngồi nhiều, đứng lâu: Người thường xuyên làm các công việc bắt buộc phải đứng lâu, ngồi nhiều sẽ càng làm gia tăng nguy cơ mắc trĩ. Trong đó phổ biến nhất là nhân viên văn phòng, công nhân may, tài xế lái xe…

● Do quá trình lão hóa của cơ thể: Tuổi càng cao thì quá trình lão hóa của cơ thể sẽ diễn ra càng nhanh, trong đó có các cơ ở vùng hậu môn. Chính vì vậy, nguy cơ mắc bệnh trĩ ở những người trung niên và cao tuổi thường cao hơn so với người trẻ.

● Chế độ ăn uống thiếu chất xơ: Bệnh trĩ sẽ có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn nếu như trong thực đơn hàng ngày của bạn thiếu hụt các loại vitamin và chất xơ cần thiết. Do đó, để bệnh trĩ không có cơ hội phát triển, bạn nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và uống nước đều đặn hàng ngày.

● Do phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai: Nguyên nhân khiến cho bệnh trĩ xuất hiện ở thai phụ là do trọng lượng của thai nhi gây chèn ép lên các tĩnh mạch ở vùng hậu môn.

● Do hậu môn trực tràng bị u bướu: Nếu bạn xuất hiện các u bướu ở vùng tiểu khung hoặc bị ung thư trực tràng, các tĩnh mạch sẽ bị chèn ép và căng phồng lên. Từ đó sẽ tạo điều kiện xuất hiện bệnh trĩ. Để chấm dứt tình trạng này, bạn cần phải xử lý nguyên nhân gây ra bệnh lý.

Trên thực tế, hình ảnh của trĩ nội và trĩ ngoại luôn có sự khác nhau do chúng vốn dĩ được mọc ở bên trong và bên ngoài nên tính chất cũng khác nhau. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ căn cứ vào hình ảnh này để đưa ra phác đồ phù hợp. Có như vậy thì người bệnh mới hạn chế được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/benh-tri-la-gi-dau-hieu-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc--n195340.html