'Bêu tên' các đối tượng 'phá hoại' đấu giá đất: Liệu có thể răn đe?

Về vấn đề công khai danh tính khách hàng tham gia đấu giá, nhiều ý kiến cho rằng giải pháp này không thể ngăn chặn hành vi 'phá hoại' các cuộc đấu giá trong tương lai.

Trong đợt đấu giá đất tại Sóc Sơn diễn ra mới đây tiếp tục xuất hiện tình trạng “đẩy giá” lên cao xong hủy cọc. Thậm chí, một lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn cho biết đã xác định có một khách hàng tham gia đấu giá có hành vi “phá hoại”.

Trước thực tế này, UBND huyện Sóc Sơn đã công khai danh tính một số khách hàng trả giá rất cao. Ví dụ, khách hàng Phạm Ngọc Tuấn, khách hàng Ngô Văn Dương, Nguyễn Thể Quân và Nguyễn Thế Trung.

Về vấn đề công khai danh tính khách hàng tham gia đấu giá, nhiều ý kiến cho rằng giải pháp này không thể ngăn chặn hành vi “phá hoại” các cuộc đấu giá trong tương lai.

 Về vấn đề công khai danh tính khách hàng tham gia đấu giá, nhiều ý kiến cho rằng giải pháp này không thể ngăn chặn hành vi “phá hoại” các cuộc đấu giá trong tương lai. (Ảnh: ST)

Về vấn đề công khai danh tính khách hàng tham gia đấu giá, nhiều ý kiến cho rằng giải pháp này không thể ngăn chặn hành vi “phá hoại” các cuộc đấu giá trong tương lai. (Ảnh: ST)

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, ông Nguyễn Trung Tuấn, chuyên gia bất động sản cho rằng: Việc công khai danh tính các đối tượng đẩy giá đất lên cao xong hủy cọc, hay hành vi “phá hoại” đấu giá đất khác có thể giúp thị trường phát triển minh bạch và có tính răn đe đối với các đối tượng này.

Tuy nhiên, về lâu dài các giải pháp này chỉ mang tính chất tạm thời. Bởi, quy định hiện nay đã có chế tải xử phạt người bỏ cọc, bao gồm cấm tham gia đấu giá từ 6 tháng đến 5 năm, phạt tiền từ 7 – 10 triệu đồng. Tuy nhiên, mức phạt từ 7 - 10 triệu đồng là rất thấp, trong khi nếu cấm tham gia đấu giá, họ có thể thuê người khác đứng tên tham gia.

Do đó, ông Tuấn cho rằng chỉ còn cách tăng mức phạt may ra mới hạn chế được tình trạng, có thể áp mức phạt 20%, thậm chí là 30% giá trị trúng đấu giá đất.

Từ góc độ kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu, đồng tình rằng việc "bêu tên" mà không có hình thức xử phạt đi kèm sẽ không mang lại hiệu quả cao. Theo ông hiện nhiều người vẫn sống theo hướng vì lợi ích trước mắt mà sẵn sàng làm các hành vi sai trái. Vì vậy, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh cần thiết phải có sự can thiệp của cơ quan Nhà nước để xử lý nghiêm các hành vi gây nhiễu loạn trên thị trường bất động sản.

Theo luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, việc công khai danh tính những người này là cần thiết để thực hiện các giải pháp phòng ngừa và là cơ sở áp dụng các biện pháp hạn chế quyền tham gia đấu giá tài sản.

Tuy nhiên, theo ông Cường, để kiểm soát chặt chẽ, giúp cho thị trường bất động sản hoạt động một cách lành mạnh theo quy luật thị trường thìcần phải hoàn thiện chính sách và pháp luật. Đặc biệt là phải luật hóa khái niệm “thao túng thị trường bất động sản” để có những quy định về quản lý cũng như có những chế tài xử lý đối với hành vi này.

Hiện nay luật hình sự Việt Nam đã có tội thao túng thị trường chứng khoán, không ít tổ chức cá nhân đã bị xử lý về hành vi này. Tuy nhiên, chưa có quy định về xử lý đối với hành vi thao túng thị trường vàng và thao túng thị trường bất động sản.

"Có lẽ đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều người sẵn sàng thực hiện hành vi vi phạm mà không sợ bị áp dụng chế tài. Bởi vậy, cần hoàn thiện chính sách pháp luật bằng cách đưa ra các khái niệm mới, những quy định cụ thể để quản lý thị trường này, tránh tình huống một số nhóm lợi ích thao túng, trục lợi làm méo mó, biến dạng thị trường vốn, thị trường bất động sản", ông Cường nhấn mạnh.

Định Trần

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/beu-ten-cac-doi-tuong-pha-hoai-dau-gia-dat-lieu-co-the-ran-de-post323825.html