Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Bà hoàng này qua đời năm 705 và được hợp táng cùng với chồng - Đường Cao Tông Lý Trị tại Càn Lăng.
Càn Lăng nằm trên núi Lương Sơn, huyện Càn, thành phố Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Tại đây, nơi ở ngàn thu của Võ Tắc Thiên mất 23 năm mới hoàn thành.
Lăng mộ của Võ Tắc Thiên có kích thước khủng và kiến trúc hoành tráng. Trong số này có việc, Càn Lăng có 120 bức tượng đá khổng lồ.
Khi chiêm ngưỡng số tượng này, nhiều người ấn tượng và tò mò với 61 bức tượng đá không đầu. Họ không biết vì sao Võ Tắc Thiên lại cho đặt những bức tượng thiếu phần đầu như vậy tại nơi an nghỉ của mình.
Trước bí ẩn này, các nhà nghiên cứu đã bắt tay vào tìm hiểu nhằm nhanh chóng có câu trả lời chính xác. Sau một thời gian tìm kiếm các sử liệu, giới nghiên cứu cho rằng, 61 bức tượng không đầu chính là tượng của 61 vị chư hầu đã quy thuận nhà Đại Đường thời Trinh Quán (từ năm 627 - 629). Thêm nữa, những chư hầu này cũng chính là những trọng thần của triều đình.
Sau khi Võ Tắc Thiên qua đời, con trai bà là Đường Trung Tông đăng cơ lên ngôi hoàng đế và ra lệnh tạc 61 tượng đá chư hầu. Sau khi hoàn thành, những tượng đá đặt tại Càn Lăng nhằm tưởng nhớ công lao của tiên đế.
Theo các chuyên gia, 61 tượng đá này nguyên vẹn cho đến đầu triều đại nhà Minh (1368 - 1644). Tuy nhiên, về sau, số tượng này bị mất phần đầu không rõ từ khi nào.
Một số giả thuyết cho rằng những bức tượng bị mất phần đầu có thể là do những tên trộm mộ gây ra. Khi tới Càn Lăng để trộm cổ vật, những tên mộ tặc đã hủy hoại phần đầu của 61 bức tượng.
Giả thuyết khác cho rằng, Càn Lăng chịu ảnh hưởng của các trận động đất lớn nên phần đầu của 61 bức tượng bị tác động và vỡ.
Giả thuyết này được cho là khá hợp lý bởi nhà sử học người Nhật Bản Adachi Kiroku từng đề cập đến sự việc xảy ra năm 1906. Khi đó, ông đến Càn Lăng để khảo sát và thấy hơn 20 tượng đá bị đổ, nằm trên mặt đất. Chi tiết này càng củng cố cho giả thuyết các bức tượng ở Càn Lăng bị mất phần đầu là do động đất.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Tâm Anh (TH)