Bí ẩn kỳ quan cổ đại 1.600 năm tuổi không hề bị gỉ sét ở Ấn Độ

Cột sắt Delhi bí hiểm tồn tại 1.600 năm tuổi được xem là 'chân của thần Vishnu' với khả năng chống gỉ đặc biệt.

https://dulich.petrotimes.vn/

https://dulich.petrotimes.vn/

“Chân của thần Vishnu” - Cây cột sắt bí ẩn tồn tại 1.600 năm tuổi

Cột sắt Delhi cao 7,21 mét, đường kính 41 cm và nặng khoảng 6 tấn. Đến nay cây cột này đã tồn tại hơn một thiên niên kỷ, được cho là xây dựng dưới thời trị vì của Chandragupta II - một trong những vị hoàng đế quyền lực nhất của triều đại Gupta. Ở giữa cây cột có chạm khắc một đoạn văn tự viết bằng tiếng Phạn cổ.

Mặc dù được xây dựng và “đứng im lìm” ở ngoài trời suốt hàng nghìn năm nhưng thân cột vẫn chưa hề xuất hiện một vết gỉ sét nào.

Bí mật cây cột sắt lần đầu được hé lộ

Trải qua nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đến từ khắp nơi trên thế giới đã luôn đặt ra một dấu hỏi lớn về đặc tính của kỳ quan bí ẩn này.

Năm 2003, bí ẩn cuối cùng cũng đã được hé mở.

https://dulich.petrotimes.vn/

https://dulich.petrotimes.vn/

R. Balasubramanian, một nhà nghiên cứu đã gọi cây cột này là “bằng chứng sống” thể hiện cho kỹ năng của các nhà luyện kim Ấn Độ cổ đại. Balasubramanian lý giải rằng: cấu trúc sắt để rèn nên cây cột này đã có sẵn một lớp bảo vệ gọi là “misawite” được hình thành do hàm lượng photpho cao trong sắt.

https://dulich.petrotimes.vn/

https://dulich.petrotimes.vn/

Theo Tiến sĩ Balasubramaniam từ Viện Công nghệ Ấn Độ, thay vì loại bỏ photpho khỏi sắt như ngày nay để ngăn kim loại vỡ ra thì người Ấn Độ cổ đại vẫn giữ lại hàm lượng photpho đó bên trong hợp chất. Điều này vô tình đã giúp cho cột sắt càng trở nên chắc chắn và cũng dẫn đến sự hình thành của lớp bảo vệ “misawite”.

https://dulich.petrotimes.vn/

https://dulich.petrotimes.vn/

Người Ấn Độ cho rằng, cây cột này sẽ mang lại may mắn cho bất cứ ai có thể đứng dựa lưng vào cột, vòng tay hai tay quanh cột và chạm được hai tay vào nhau, khi đó mọi điều ước sẽ trở thành hiện thực.

Lớp bảo vệ “misawite” tuy rất tốt trong việc chống gỉ sắt, nhưng nó chỉ là một lớp cực kỳ mỏng và dễ dàng bị bong tróc và hủy hoại bằng các cọ xát vật lý. May mắn là cơ quan chức năng đã nhận thức được nguy cơ tổn hại này nên đã cho xây dựng hàng rào bảo vệ xung quanh cây cột.

Ánh Ngọc

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/bi-an-ky-quan-co-dai-1600-nam-tuoi-khong-he-bi-gi-set-o-an-do-659881.html