Sau khi tìm thấy những bức ảnh chụp các hóa thạch bị mất tích trong Thế chiến 2, các nhà khoa học đã công bố một loài khủng long có sừng mới. Loài này được đặt tên là Tameryraptor markgrafi. Ảnh: Joshua Knüppe.
Theo các chuyên gia, loài khủng long Tameryraptor markgrafi từng lang thang khắp Ai Cập cách đây 95 triệu năm. Chúng có chiều dài cơ thể lên tới 10m. Đây là một trong những loài ăn thịt trên cạn lớn nhất từng lang thang trên Trái đất. Ảnh: University Archives Tübingen.
Các nhà khoa học Đức lần đầu tiên phát hiện hóa thạch của loài khủng long Tameryraptor markgrafi tại ốc đảo Bahariya ở Sa mạc phía Tây Ai Cập vào năm 1914. Ảnh: Kellermann et al.
Sau đó, những hóa thạch được lưu giữ tại Bộ sưu tập Cổ sinh vật học và Địa chất bang Bavaria (BSPG) ở Đức cho đến năm 1944, khi tòa nhà nơi chúng được lưu giữ bị phá hủy trong một cuộc ném bom trong Thế chiến 2. Vì vậy, các hóa thạch biến mất hoàn toàn. Ảnh: Cosmos.
Gần đây, các nhà nghiên cứu tìm thấy những bức ảnh chưa từng biết đến về những hóa thạch trên tại Kho lưu trữ Huene thuộc Đại học Tübingen ở Đức - nơi trưng bày chúng vào những năm 1940. Ảnh: Kellermann et al.
Vào thời điểm chụp ảnh, người ta cho rằng những hóa thạch này thuộc về một loài khủng long chân thú lớn có tên là Carcharodontosaurus. Ảnh: SWNS.
Tuy nhiên, khi xem xét, kiểm tra kỹ hơn, họ phát hiện chúng có một chiếc sừng nhô ra, bộ não trước lớn. Đây là những đặc điểm khác biệt, không có trên các hóa thạch của loài Carcharodontosaurus. Ảnh: SNSB.
"Lúc đầu tôi hơi bối rối khi chúng tôi tìm thấy những bức ảnh. Sau đó, tôi vô cùng phấn khích. Chúng tôi càng tìm kiếm thì càng phát hiện ra nhiều điểm khác biệt", Maximilian Kellermann, tác giả đầu tiên của nghiên cứu và là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại BSPG, chia sẻ về việc phát hiện loài khủng long mới nhờ những bức ảnh cũ. Ảnh: Joshua Knüppe/University Archives Tübingen.
Mời độc giả xem video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới. Nguồn: THĐT1.
Tâm Anh (theo Livescience)