Sâu hơn trong dòng lịch sử, 60-58 triệu năm trước, 1 loài trăn với chiều dài 13 mét, nặng 1135 kg đã tồn tại, là nỗi kinh hoàng cho tất cả các sinh vật cùng thời.Cái tên của nó là Titanoboa – Trăn khổng lồ.
Các hóa thạch của loài động vật này được phát hiện trong chuyến thám hiểm của một đội các nhà khoa học quốc tế dưới sự chỉ đạo của Jonathan Bloch, một nhà cổ sinh học chuyên về động vật có xương sống của Đại học Florida và Carlos Jaramillo, một nhà cổ thực vật học từ Viện Nghiên cứu Nhiệt đới Smithsonian ở Panama.
Về khoản săn mồi, nếu như kích thước và những bó cơ hùng vĩ là những thứ đã đưa Anaconda lên vị thế thống trị, thì Titanoboa cũng vậy. Titanoboa là một trong những động vật lớn nhất vào thời điểm nó tồn tại, vì vậy nó cần rất nhiều thức ăn để chăm sóc cơ thể của mình.
Tuy nhiên nó không ăn thường xuyên. Những con cá sấu của rừng mưa Cerrejon cổ đã từng là món ăn chính của Titanoboa, sau khi ăn, con rắn sẽ không phải cho ăn cả năm.
Titanoboa là một tổ tiên của loài trăn ngày nay và có cấu tạo giống như chúng, nó cũng giết chết con mồi bằng cách quấn và xiết, nhưng là với 1 lực gấp mười lần áp lực từ một con anaconda thông thường.
Titanoboa cũng sẽ ăn cá lớn nếu có cơ hội. Giống như những con rắn hiện đại, nó cũng có thể mở rộng hàm để giúp nuốt con mồi to lớn.
Hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý rằng con trăn lớn nhất thế giới này hành xử giống như một con Anaconda xanh ngày nay, dành phần lớn thời gian của nó trong nước để nâng đỡ kích thước khổng lồ của nó. Giống như hầu hết loài rắn, Titanoboa là một chuyên gia phục kích, có khả năng tấn công ở tốc độ đáng kinh ngạc khi con mồi không để ý.
Chúng thích săn mồi dưới nước vì những con vật dưới nước thời bấy giờ mới đảm bảo cho chúng một bữa ăn no bụng, ngoài ra việc di chuyển trên cạn cũng dễ làm ảnh hưởng đến nội tạng của chúng.
Theo nhiều chuyên gia, lý do loài trăn này có kích cỡ khủng khiếp như vậy một phần là vì khí hậu. 60 triệu năm trước là thời điểm khí hậu rất ấm, làm tăng lượng oxy có trong không khí và khiến cho nhiều loài bò sát phát triển đột biến.
Giả thuyết này được cho là hợp lý, bằng chứng là các loài họ rắn lớn nhất hiện nay (bao gồm cả Anaconda) đều sinh sống trong các khu rừng nhiệt đới. Không có đối thủ xứng tầm, Titanoboa đã hoành hành trên mặt đất trong hàng triệu năm. Nhưng rồi chúng cũng không thắng nổi một yếu tố đã khiến bao loài vật khổng lồ khác phải nằm xuống: biến đổi khí hậu.
Theo các chuyên gia khảo cổ, đã có thời điểm nhiệt độ toàn cầu sụt giảm trong nhiều năm. Mà đối với động vật máu lạnh như rắn, chúng sẽ không có cách nào để sống sót.
Ngoài ra, việc phải di cư, thay đổi môi trường sống cũng góp phần không nhỏ khiến loài vật này biến mất, nhường chỗ cho nhóm bò sát có kích cỡ nhỏ bé hơn.
Thiên Trang (TH)