Bí ẩn và hậu quả của việc JPMorgan Chase mua lại First Republic Bank

Sau khi JPMorgan Chase mua lại First Republic Bank (FRC) vào đầu tháng này, cuộc khủng hoảng ngân hàng địa phương của Mỹ xem như tạm thời lắng xuống.

Biểu tượng của ngân hàng JPMorgan Chase. Ảnh: Reuters

Biểu tượng của ngân hàng JPMorgan Chase. Ảnh: Reuters

Hiện nay, Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tập trung sự chú ý vào việc nỗ lực giải quyết vấn đề nâng trần nợ vào trước tháng tới để tránh rủi ro tài chính do vỡ nợ của Chính phủ liên bang. Tuy nhiên, xét từ bí ẩn đằng sau việc JPMorgan Chase được chọn để mua lại ngân hàng sụp đổ lớn thứ hai trong lịch sử, còn quá sớm để khẳng định rằng cuộc khủng hoảng ngân hàng địa phương lần này đã khép lại. Vai trò của JPMorgan Chase trong đợt giải cứu ngân hàng lần này cũng khó nói sẽ không trở thành vấn đề gai góc của Chính phủ Mỹ trong tương lai.

Nhìn lại thông báo vào phút cuối khi JPMorgan Chase mua lại FRC, thị trường và các giới có lẽ có sự đánh giá và quan điểm khác nhau, song nhìn chung đều không cảm thấy bất ngờ đối với kết quả này. Từ trước đến nay, JPMorgan Chase luôn nổi tiếng với phong cách kinh doanh thận trọng và ít khi đầu tư vào các hoạt động kinh doanh rủi ro cao, do đó FRC được JPMorgan Chase tiếp quản sẽ không xảy ra khủng hoảng. Hơn nữa trong thời gian diễn ra sóng thần tài chính toàn cầu năm 2008, dưới sự hỗ trợ của Chính phủ liên bang, JPMorgan Chase cũng đã mua lại Ngân hàng đầu tư Bear Stearns và Ngân hàng thương mại Washington Mutual. Vì vậy FRC không phải là thương vụ mua lại lớn đầu tiên của JPMorgan Chase.

Tuy nhiên, dựa vào những lợi thế rõ ràng này để nhận định JPMorgan Chase trở thành bên thâu tóm là điều hiển nhiên thì e rằng chưa nhìn thấy được bí ẩn đằng sau kết quả này.

Trên thực tế, chính vì vị thế nổi bật của JPMorgan Chase ở Phố Wall, cũng như thành tích của các thương vụ mua lại trong thời gian diễn ra sóng thần tài chính, JPMorgan Chase đã không ngay lập tức đóng vai trò của một vị cứu tinh tài chính khi biến động hệ thống ngân hàng địa phương bắt đầu lan rộng trong tháng Ba. Trong quá trình FRC bắt đầu rơi vào khó khăn từ tháng Ba cho đến khi phá sản vào đầu tháng Năm, JPMorgan Chase đã đóng vai trò khác nhau. Đầu tiên là làm cố vấn ứng phó khó khăn cho FRC, tiếp đó trở thành một trong những ngân hàng bơm tiền gửi giúp FRC vượt qua khó khăn, sau đó mới trở thành ngân hàng mua lại được Chính phủ liên bang chỉ định.

Sự lo ngại về chống độc quyền của các cơ quan quản lý giám sát Mỹ phải đợi đến khi các nghị sĩ đảng Cộng hòa cáo buộc Cơ quan bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) phớt lờ bên mua tiềm năng của Silicon Valley Bank (SVB) vào tháng Tư. Điều này đặt ra câu hỏi hoài nghi về sự thiên vị đối với các tổ chức tương đối lớn, liệu có phải sau khi không xuất hiện giải pháp thực thể tư nhân mới bắt đầu nới lỏng. Nếu thiếu sự nới lỏng này, trong điều kiện bình thường JPMorgan Chase sẽ không thể nhận được sự phê chuẩn của cơ quan quản lý giám sát để mua lại một ngân hàng có quy mô như FRC.

Đâu là lý do thực sự khiến JPMorgan Chase có thể cạnh tranh với Bank of America, U.S. Bank, Citizens Bank và Tập đoàn Dịch vụ Tài chính PNC trong quá trình lựa chọn mua lại trong một thời gian ngắn như vậy? Ở mức độ rất lớn, cần phải ghi nhận công lao của Jamie Dimon - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của JPMorgan Chase.

Với tư cách là Giám đốc điều hành có thời gian làm việc dài nhất trong giới ngân hàng ở Phố Wall, ông Dimon đã chứng kiến và tham gia các thương vụ mua lại Ngân hàng đầu tư Bear Stearns và Ngân hàng thương mại Washington Mutual, có đóng góp trong việc hỗ trợ Chính phủ Mỹ xóa bỏ tâm lý hoảng loạn của thị trường.

Điểm hiếm có của ông Dimon là chỉ 2 năm sau khi nhậm chức vào năm 2006 đã phải gánh vác trọng trách người cứu tinh cuộc khủng hoảng trăm năm có một, sau đó đã dẫn dắt JPMorgan Chase phát triển thịnh vượng một cách thần kỳ. Lãnh đạo của những "gã khổng lồ" khác ở Phố Wall như Bank of America và Wells Fargo cùng gánh vác nhiệm vụ khó khăn như ông Dimon đã phải ra đi bởi một loạt vụ bê bối tại ngân hàng của họ chỉ vài năm sau cuộc khủng hoảng. Cho đến nay, ông Dimon là nhà lãnh đạo duy nhất của một thực thể tư nhân có sức ảnh hưởng lớn đối với hệ thống tài chính Mỹ.

Xét đến thành tựu lâu dài trong giới điều hành cao cấp ngân hàng, rõ ràng ông Dimon trở thành nhân vật mà Chính phủ liên bang kỳ vọng có thể giải cứu ngành ngân hàng khỏi khủng hoảng. Quá trình ông Dimon dẫn dắt JPMorgan Chase FRC rất khó để không khiến cho người ta liên tưởng đến việc ông John Pierpont Morgan nỗ lực cứu hệ thống tài chính Mỹ thoát khỏi tình trạng hoảng loạn vào năm 1907, nhốt các đồng nghiệp ở Phố Wall trong phòng làm việc của mình, từ chối cho họ ra ngoài cho đến khi đồng ý cùng mình triển khai sáng kiến hành động giải cứu.

Tuy nhiên, sự so sánh như thế này không đủ để tác động đến mức độ chú ý và ủng hộ của chính phủ và giới đầu tư đối với ông Dimon. Theo các phương tiện truyền thông của Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen kêu gọi ông Dimon giúp đỡ FRC chính là xuất phát từ kinh nghiệm phong phú của ông. Thêm vào đó, JPMorgan Chase nổi tiếng với sự ổn định dưới sự lãnh đạo của ông Dimon.

Ngoài ra, ngay từ nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Barack Obama cho đến khi ông Joe Biden bước chân vào Nhà Trắng, những tiếng nói và đồn đoán về việc ông Dimon được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tài chính liên tục dấy lên. Ông trùm trong giới đầu tư Warren Buffett cũng ca ngợi ông Dimon. Chỉ riêng động thái mua lại FRC, ông Warren Buffett nói với tờ The New York Times rằng, ông Dimon “đang làm điều đúng đắn cho đất nước và cho JPMorgan. Đây chính là những gì tôi mong đợi ông Dimon hành động”.

Đáng tiếc, không lâu sau khi công bố thương vụ mua lại FRC, do JPMorgan Chase bị cáo buộc che đậy vụ bê bối liên quan tới tỷ phú quá cố Jeffrey Epstein nên ông Dimon bị miễn nhiệm vào cuối tháng này. Mặc dù kết thúc không như mong muốn của ông Dimon không khiến cho thương vụ mua lại xuất hiện biến số, nhưng điều này ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận của các giới bên ngoài vốn coi thương vụ mua lại là một động thái tích cực. Điều quan trọng hơn là, cùng với việc ông Dimon sắp rời nhiệm sở, JPMorgan Chase có thể tiếp tục đóng vai trò trụ cột trong giới tài chính Mỹ một cách hiệu quả, đồng thời tiếp tục vai trò xử lý khủng hoảng của ngành với sự hỗ trợ của Chính phủ liên bang như trong kỷ nguyên Dimon hay không có lẽ đã trở thành câu hỏi hoài nghi.

Vấn đề cần đề cập là, khi đánh giá thương vụ mua lại FRC, ông Dimon nói rằng, hành động này đã đủ để giải quyết “cuộc khủng hoảng tài chính bộ phận lần này”, dường như ám chỉ JPMorgan Chase không còn dư địa để tham gia vào làn sóng khủng hoảng tiếp theo có thể xảy ra, nhưng tình hình thực tế chưa chắc như vậy. Sau khi JPMorgan Chase thực hiện thương vụ mua lại này, quy mô tăng gấp ba lần trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và hiện đang nắm giữ tài sản trị giá 3.700 tỷ USD, chiếm 14% tổng tiền gửi của Mỹ. Tuy nhiên, so với UBS đã giải cứu Credit Suisse trước đó thì quả thực JPMorgan Chase không được xem là lớn. Quy mô tài sản của UBS sau khi tiếp quản Credit Suisse ước tính gấp đôi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thụy Sỹ.

Về thị phần, JPMorgan Chase cũng nhỏ hơn UBS khoảng 30% thị phần tiền gửi. Nói cách khác, theo tiêu chuẩn của UBS, nếu được phép thì JPMorgan Chase vẫn có không gian tiếp tục đảm nhận thêm các cuộc giải cứu hoặc mua lại nhiều hơn các ngân hàng địa phương rơi vào khó khăn.

Tuy nhiên, chỉ có điều trong tương lai thiếu vắng ông Dimon, nếu JPMorgan Chase muốn tiếp tục đóng vai trò cứu tinh, thì những thách thức cần khắc phục có lẽ không chỉ là vấn đề người kế nhiệm ông Dimon có năng lực mạnh mẽ hay không, mà còn bao gồm việc liệu Chính phủ liên bang có làm ngơ đối với những vấn đề ngày càng xấu của một số ít ngân hàng lớn đến mức không thể đổ vỡ, trong đó có JPMorgan Chase như Chính quyền Tổng thống Biden hay không. Suy cho cùng, liệu hậu quả của việc JPMorgan Chase mua lại FRC có thổi bùng cơn bão nghiêm trọng hơn so với cuộc khủng hoảng ngân hàng địa phương hiện tại trong tương lai hay không có lẽ là điều đáng để các nhà hoạch định chính sách suy ngẫm./.

Thạch Bình (P/v TTXVN tại Hong Kong)

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/bi-an-va-hau-qua-cua-viec-jpmorgan-chase-mua-lai-first-republic-bank/291559.html