Bị chú rể hắt hủi do đặc điểm 'khó coi' trên thân thể, cô dâu có màn lột xác ngoạn mục và pha xử lý tiểu tam cực đỉnh!
Hôn nhân sắp đặt lại không được chồng yêu thương, cô vợ chẳng hề oán trách mà tự tìm cách thay đổi vận mệnh của mình.
Chú rể bỏ khỏi tiệc cưới vì đặc điểm thân thể của cô dâu
Mao Thuẫn là một nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc. Ông là lứa sinh viên đầu tiên của Đại học Bắc Kinh. Năm 1916, Mao Thuẫn kết hôn với Khổng Đức Chỉ, một cô gái kém 3 tuổi. Chuyện hôn nhân của họ do ông nội bàn tính từ lâu và yêu cầu các cháu thực hiện chứ chẳng phải do tự nguyện.
Vốn là sinh viên có tư tưởng cởi mở, Mao Thuẫn cực lực phản đối. Họ Mao học hành thành đạt trong khi đó cô gái được hứa hôn một chữ bẻ đôi cũng chẳng biết.
Mẹ Mao Thuẫn là Trần Ái Châu vốn thông minh, bà rõ sự chống đối của con trai. Bà nói rằng sau khi cưới sẽ dạy dỗ con dâu biết chữ để cả hai không quá chênh lệch. Bà chẳng hề thúc ép, nói thẳng với con trai rằng nếu không đồng ý cưới thì rút lui. Tuy nhiên, gia đình bà sẽ mất mặt với họ hàng, phía nhà họ Khổng cũng khó giải quyết. Coi như trả ơn mẹ dưỡng dục, Mao Thuẫn đồng ý kết hôn.
Nhưng đúng ngày cưới, khi đang làm lễ, ông choáng váng phát hiện cô dâu có đôi chân nhỏ xíu. Thời đại mới rồi mà cô dâu vẫn bó chân bảo thủ như thế, quá thất vọng, ông bỏ đi luôn mà chẳng thèm dự tiệc rượu sau đó.
Trần Ái Châu thấu hiểu tất cả, bà cũng hiểu rõ tính cách con trai và dạy bảo con dâu từng chút một. Bà và cả Mao Thuẫn dạy Khổng Đức Chỉ học chữ. Có tham gia rồi mới biết, họ Khổng rất nhanh trí, thông minh và là một người phụ nữ rất nhanh nhạy. Điều này khiến họ Mao bất ngờ và dần dần có cái nhìn khác về vợ mình. Cũng vì vậy mà tình cảm vợ chồng ngày một mặn nồng.
Ông quay về Thượng Hải làm việc, Đức Chỉ được mẹ chồng tiếp tục dạy dỗ. Bà cũng đi học ở trường nữ mới mở trong thị trấn. Cũng bởi vậy, trình độ văn hóa của cô con dâu mù chữ tiến bộ nhảy vọt. Bà bắt đầu viết thư cho chồng, hai bên thường xuyên thư từ qua lại càng giúp trình độ của bà lên cao.
Năm 1920, Trần Ái Châu quyết định khuyên con dâu đến Thượng Hải với chồng. Bà dặn dò con dâu chỉ một điều duy nhất: "Hãy để chồng con bay xa như một con diều nhưng con phải nắm thật chắc sợi dây diều đó".
Sau khi tái hợp với chồng, hai vợ chồng lần lượt sinh một con trai, một con gái. Gia đình 4 người sống rất hạnh phúc.
Bản thân Khổng Đức Chỉ đến Thượng Hải lại càng có cơ hội phát triển mình. Bà vừa tham gia hoạt động xã hội đòi quyền bình đẳng vừa chăm sóc con và gia đình. Cuộc sống bận rộn nhưng Mao Thuẫn thấy lại càng ủng hộ vợ và tự hào về bà.
Sau này, Khổng Đức Chỉ còn trở thành Giám đốc trường dạy nghề nữ tại Thượng Hải. Hai vợ chồng thoải mái bàn bạc chuyện xã hội cùng nhau. Khổng Đức Chỉ từ cô gái mù chữ vươn lên thành người phụ nữ có vai vế và nhận về những sự tôn trọng.
Màn xử lý tiểu tam cực đặc biệt
Tuy vậy đến năm 1928, một bước ngoặt trong mối quan hệ của cả hai xảy đến. Theo đó, trong một lần qua Nhật, Mao Thuẫn gặp Tần Đức Quân. Cô gái này duyên dáng và có nét đẹp khác biệt với Khổng Đức Chỉ.
Như gặp tiếng sét tình ái, cặp đôi lao vào cuộc tình vụng trộm. Sau khi đến Nhật, cặp đôi còn sống với nhau như vợ chồng.
Được biết lúc xuống tàu ở Nhật Bản, người kiểm tra tưởng họ là đôi vợ chồng nên hỏi: "Đây là vợ anh hả?". Mao Thuẫn buột miệng đáp: "Đúng vậy, cô ấy là vợ của tôi".
Tần Đức Quân biết đối phương đã vợ con đề huề nhưng vẫn đắm chìm trong cảm xúc ngọt ngào đó mà chẳng nói gì.
Sau này, Tần Đức Quân nhớ về tháng ngày sống thử ở Nhật rồi bình luận: "Nếu không phải Mao Thuẫn hằng ngày nói rằng sẽ ly hôn vợ thì tôi không bao giờ sống với anh ấy".
Cuối cùng, chuyện tình yêu vụng trộm này lan về tận Thượng Hải và đến tai Khổng Đức Chỉ. Tuy nhiên, bà vẫn vui vẻ coi như không có chuyện gì, chẳng hề làm rùm beng hay tỏ ra giận dữ.
Trước mặt là vậy nhưng sau lưng, Khổng Đức Chỉ nói chuyện ngay với mẹ chồng vì biết rõ đây mới là "vũ khí hạng nặng" trong cuộc chiến tiểu tam.
Sau khi biết chuyện, Trần Ái Châu khuyên con dâu vững vàng. Mặt khác, bà viết thư cho Mao Thuẫn khuyên con về trách nhiệm với hôn nhân. Ngoài ra, bà còn khuyên Đức Chỉ hãy đến các tòa soạn mà Mao Thuẫn cộng tác để nhận tiền nhuận bút với tư cách bà Mao. Điều này sẽ cắt đứt nguồn kinh tế của họ ở Nhật Bản. Khổng Đức Chỉ làm theo khiến cặp đôi kia phải vội vàng về nước vì hết tiền.
Sau khi cả hai về Thượng Hải, Tần Đức Quân vẫn thúc ép, yêu cầu nhân tình bỏ vợ. Thậm chí bà còn bịa ra chuyện Khổng Đức Chỉ ngoại tình để Mao Thuẫn sinh nghi mà ly hôn nhanh hơn.
Nhưng Khổng Đức Chỉ là người cực thông minh. Bà ăn như thế nào thì ăn như vậy, sống bình thường ra sao vẫn tiếp tục sống như thế. Cuộc sống bình lặng trôi bên cạnh hai đứa con.
Mao Thuẫn ngày càng nao núng và sinh tâm lý so sánh khi một bên là nhân tình luôn gây sức ép. Bên kia gia đình êm ấm thuận hòa, chẳng ai nhắc đến chuyện ly hôn hay vụ ngoại tình. Và với "chiêu cao tay" của Khổng Đức Chỉ, Mao Thuẫn đã quyết định quay về với vợ con mình vì nhận thấy đâu mới là nơi cho mình bình yên.
Từ đó về sau, cuộc sống hôn nhân của gia đình này rất êm đẹp và bền chặt. Mao Thuẫn càng thấu hiểu hơn về sự hi sinh của vợ mình và tôn trọng bà nhiều hơn. Hai người luôn xuất hiện cùng nhau mọi lúc mọi nơi và tình cảm ngày càng hòa hợp.
Thế mới nói, đánh ghen đâu phải cách tốt nhất giải quyết chồng ngoại tình. Đôi khi để cho đàn ông một khoảng lặng, họ sẽ biết đâu là lựa chọn tốt nhất.
Cha mẹ làm điều này thường xuyên sẽ khiến IQ của con thấp đi