Bí mật nghĩa địa cổ ít người biết giữa trung tâm Hà Nội

Sau cuộc chiến, thi hài các tử sĩ Tây Sơn trên khắp Thăng Long đã được quy tập về chôn ở khu Thập Tam Trại, hình thành nên một nghĩa địa cổ... Nghĩa địa này bây giờ ra sao?

Nằm bên phố Kim Mã, tuyến phố lớn và sôi động bậc nhất quận Ba Đình, chùa Kim Sơn là ngôi chùa cổ nổi tiếng của thủ đô Hà Nội. Không phải ai cũng biết rằng, ngôi chùa này là một di tích lịch sử quan trọng về triều đại Tây Sơn.

Nằm bên phố Kim Mã, tuyến phố lớn và sôi động bậc nhất quận Ba Đình, chùa Kim Sơn là ngôi chùa cổ nổi tiếng của thủ đô Hà Nội. Không phải ai cũng biết rằng, ngôi chùa này là một di tích lịch sử quan trọng về triều đại Tây Sơn.

Theo sử sách, chùa Kim Sơn ngày xưa thuộc trại Kim Mã trong vùng Thập Tam Trại, nằm ở phía Tây thành Thăng Long. Nơi này từng là bãi chiến trường ác liệt trong trận cuộc đại chiến giữa quân Tây Sơn và quân Thanh mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789.

Theo sử sách, chùa Kim Sơn ngày xưa thuộc trại Kim Mã trong vùng Thập Tam Trại, nằm ở phía Tây thành Thăng Long. Nơi này từng là bãi chiến trường ác liệt trong trận cuộc đại chiến giữa quân Tây Sơn và quân Thanh mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789.

Hàng ngàn chiến binh Tây Sơn đã hi sinh để làm nên thắng lợi oanh liệt của người Việt. Sau cuộc chiến, thi hài các tử sĩ Tây Sơn trên khắp Thăng Long đã được quy tập về chôn ở khu Thập Tam Trại, hình thành nên một nghĩa địa cổ.

Hàng ngàn chiến binh Tây Sơn đã hi sinh để làm nên thắng lợi oanh liệt của người Việt. Sau cuộc chiến, thi hài các tử sĩ Tây Sơn trên khắp Thăng Long đã được quy tập về chôn ở khu Thập Tam Trại, hình thành nên một nghĩa địa cổ.

Sau đó, nhân dân đã xây chùa cạnh khu nghĩa địa này, lấy tên là Tây Sơn tự để ngày đêm hương khói, cầu siêu thoát cho anh linh những quân sĩ Tây Sơn trận vong.

Sau đó, nhân dân đã xây chùa cạnh khu nghĩa địa này, lấy tên là Tây Sơn tự để ngày đêm hương khói, cầu siêu thoát cho anh linh những quân sĩ Tây Sơn trận vong.

Sau khi triều Tây Sơn sụp đổ, tránh những hệ lụy từ sự chuyển đổi thời đại, nhân dân trong vùng đã đổi tên Tây Sơn tự thành Kim Sơn tự. Tên gọi chùa Kim Sơn tồn tại kể từ khi đó cho đến hôm nay.

Sau khi triều Tây Sơn sụp đổ, tránh những hệ lụy từ sự chuyển đổi thời đại, nhân dân trong vùng đã đổi tên Tây Sơn tự thành Kim Sơn tự. Tên gọi chùa Kim Sơn tồn tại kể từ khi đó cho đến hôm nay.

Thời kỳ Pháp tạm chiếm Hà Nội, để phục vụ cho việc quy hoạch lại thành phố, vào năm 1952, các hài cốt trong nghĩa địa cạnh chùa Kim Sơn được chuyển lên nghĩa trang Yên Kỳ ở Sơn Tây. Khu nghĩa địa cổ đã chấm dứt sự tồn tại sau gần hai thế kỷ.

Thời kỳ Pháp tạm chiếm Hà Nội, để phục vụ cho việc quy hoạch lại thành phố, vào năm 1952, các hài cốt trong nghĩa địa cạnh chùa Kim Sơn được chuyển lên nghĩa trang Yên Kỳ ở Sơn Tây. Khu nghĩa địa cổ đã chấm dứt sự tồn tại sau gần hai thế kỷ.

Đến đầu thập niên 1990, chùa Kim Sơn và chính quyền địa phương đã cho dựng một cột bia ghi dấu nơi an táng các liệt sĩ của nghĩa quân Tây Sơn tại một góc sân chùa.

Đến đầu thập niên 1990, chùa Kim Sơn và chính quyền địa phương đã cho dựng một cột bia ghi dấu nơi an táng các liệt sĩ của nghĩa quân Tây Sơn tại một góc sân chùa.

Năm 2011, chùa Kim Sơn phối hợp với tỉnh Bình Định, quê hương của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ để phát tâm công đức xây dựng nhà bia tưởng niệm nghĩa sĩ Tây Sơn tại ngôi chùa lịch sử này.

Năm 2011, chùa Kim Sơn phối hợp với tỉnh Bình Định, quê hương của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ để phát tâm công đức xây dựng nhà bia tưởng niệm nghĩa sĩ Tây Sơn tại ngôi chùa lịch sử này.

Công trình được xây dựng theo kiểu kiến trúc tâm linh truyền thống Việt Nam với kết cấu gỗ với hình dáng nhà chồng diêm 8 mái, 2 tầng đao, 4 mặt thoáng. Các sống đao đắp tượng rồng và lân.

Công trình được xây dựng theo kiểu kiến trúc tâm linh truyền thống Việt Nam với kết cấu gỗ với hình dáng nhà chồng diêm 8 mái, 2 tầng đao, 4 mặt thoáng. Các sống đao đắp tượng rồng và lân.

Sau khi khánh thành, công trình đã trở thành một địa điểm về nguồn đầy ý nghĩa, nơi các thế hệ hôm nay và mai sau đến chiêm nghiệm và tưởng nhớ về công lao của các chiến sĩ Tây Sơn đã ngã xuống vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Sau khi khánh thành, công trình đã trở thành một địa điểm về nguồn đầy ý nghĩa, nơi các thế hệ hôm nay và mai sau đến chiêm nghiệm và tưởng nhớ về công lao của các chiến sĩ Tây Sơn đã ngã xuống vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Mời quý độc giả xem video: Chuyện hẹn hò của các cặp đôi Hà Nội xưa | VTV24.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bi-mat-nghia-dia-co-it-nguoi-biet-giua-trung-tam-ha-noi-1552195.html