Bí mật sự giàu có, an nhiên của một tỷ phú: Có 1 thứ phải che giấu và 1 điều phải hạ thấp

Nhà đầu tư đại tài 98 tuổi nhận ra rằng một người muốn thành công, giàu có cũng cần phải có bí quyết.

Charlie Munger, Phó Chủ tịch công ty đầu tư danh tiếng Berkshire Hathaway, được biết đến như cánh tay phải của Warren Buffett – người từng nói: "Nếu không có Charlie, tôi vẫn chỉ là một phiên bản lỗi thời của chính mình."

Munger từng chia sẻ rằng, để sống giàu có và an nhiên, con người chỉ cần làm tốt hai điều tưởng như "ngược đời": Hạ thấp kỳ vọng và che giấu trí tuệ.

Charlie Munger và Warren Bufett.

Charlie Munger và Warren Bufett.

Hạ thấp kỳ vọng – Công thức để sống vui và làm chủ cảm xúc

Munger hiểu rõ một chân lý đơn giản: Kỳ vọng cao, thất vọng nhiều. Không phải vì bạn bất tài, mà vì bạn đặt mục tiêu quá xa thực tế và rồi tự làm mình chán nản khi không đạt được.

Trong tâm lý học, đây được gọi là "chỉ số thất vọng" – yếu tố khiến người ta dễ suy sụp, ghen tị và mất phương hướng.

Ông tin rằng, sống đơn giản, kỳ vọng vừa đủ sẽ giúp tâm lý ổn định và dễ đạt được hạnh phúc dài lâu.

Khi tâm trạng tích cực, bạn cũng dễ đưa ra quyết định tốt hơn và từng bước đạt được những điều lớn lao.

Một cuộc sống quá suôn sẻ cũng không tốt, việc chấp nhận sóng gió trong cuộc sống sẽ tôi luyện bạn trưởng thành hơn.

Tỷ phú Munger là một người có ít kỳ vọng, làm được nhiều việc quan trọng nhưng chưa bao giờ đặt quá nhiều kỳ vọng.

Đây thực chất là biểu hiện của việc quản lý kỳ vọng, giúp ông trở nên thành công.

Nhiều người hoàn toàn không có ý thức quản lý kỳ vọng. Họ chẳng có mong đợi vào điều gì, đương nhiên thường rơi vào thất vọng.

Cùng một việc, những kỳ vọng khác nhau sẽ dẫn đến những kết quả khác nhau!

Chẳng hạn như trong một kỳ thi với tổng điểm tối đa là 100 điểm, bạn chỉ nhận được 70 điểm.

Ngay từ đầu, nếu bạn hy vọng mình đạt 90 điểm thì điểm 70 sẽ khiến bạn phiền lòng, thất vọng.

Thậm chí trong vài tuần sau, trạng thái cảm xúc của bạn không tốt và hiệu quả học tập giảm sút.

Nhưng nếu bạn đặt mục tiêu phù hợp với năng lực, cho rằng mình có thể đạt 60 thì khi đạt 70 điểm, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ.

Trạng thái hạnh phúc này kéo dài tới nhiều ngày sau đó. Nếu đặt kỳ vọng quá cao có thể sẽ khiến chúng ta rơi vào trạng thái thất vọng.

Suy rộng ra, nguyên nhân khiến bạn không thể kiếm tiền và luôn đối mặt với thất bại không hẳn nằm ở khả năng mà có thể là bạn không kiểm soát được kỳ vọng của mình, khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn.

Đối với những người có cuộc sống nghèo khó, cốt lõi của việc quản lý kỳ vọng là: Không kỳ vọng.

Nghĩa là hãy cố gắng không kỳ vọng vào bất cứ điều gì, đừng kỳ vọng vào kết quả của bản thân và có thể giải quyết nó một cách bình tĩnh khi xảy ra vấn đề.

Cũng đừng kỳ vọng nhiều vào bạn đời để bản thân luôn ở trong trạng thái vui vẻ, tích cực nhất.

Sau khi tâm lý ổn định, bạn có thể dần dần nâng kỳ vọng nhưng không nên quá cao. Mục đích của việc này là để tiếp tục xây dựng tâm lý tích cực.

Tỷ phú Munger là một người có ít kỳ vọng, làm được nhiều việc quan trọng nhưng chưa bao giờ đặt quá nhiều kỳ vọng.

Tỷ phú Munger là một người có ít kỳ vọng, làm được nhiều việc quan trọng nhưng chưa bao giờ đặt quá nhiều kỳ vọng.

Che giấu trí tuệ – Khiêm tốn là cách bảo vệ chính mình

Theo Munger, việc che giấu sự khôn ngoan trong cuộc sống là điều cần thiết bởi vì chúng ta không thông minh như chúng ta nghĩ.

Ông từng nói rằng: "Không có người thông minh nào tôi biết mà không đọc sách hay học hỏi mỗi ngày."

Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Trung Quốc vào năm 2018, Munger nói rằng ông phải đọc 20 cuốn sách mỗi tuần.

Khi đó Munger đã 95 tuổi nhưng ông vẫn có thể đọc và tiếp thu kiến thức mỗi ngày.

Cách đọc của Munger có 2 lưu ý: Một là đừng chỉ đọc một loại sách và chỉ quan tâm đến kiến thức trong một lĩnh vực mà nên đa dạng để dễ dàng nhìn nhận vấn đề. Thứ hai là: Đọc thêm tiểu sử về những người nổi tiếng để học hỏi thêm ở họ.

Munger là một người đam mê viết tiểu sử, ông tin rằng nếu có thể kết bạn với những "vĩ nhân" sẽ có tác động hoàn toàn tích cực đến cuộc đời của một người.

Từ đó suy nghĩ hay tư duy của bạn cũng thay đổi tích cực hơn. Điều quan trọng nhất của việc đọc sách là phá vỡ ranh giới của bản thân và mang đến những ý tưởng nổi bật hơn cho cuộc sống của một người.

Năm 2021, Charlie Munger ở tuổi 98. Khi được hỏi về bí quyết trường thọ, ông đã cười và trả lời: "Không đố kị, không phàn nàn, không phung phí; gặp khó khăn cũng lạc quan mà đối phó".

Về bí quyết thành công, nhà đầu tư đại tài cho rằng việc tuân theo những nguyên tắc đơn giản nhất và giữ cho cuộc sống càng đơn giản càng tốt sẽ giúp bạn luôn đi đúng lộ trình và không bị lệch hướng. Có như thế thì mới dễ dàng có được thành công.

Những điều Munger quan sát được về thế giới cũng được ghi lại trong cuốn sách: "Sự hóm hỉnh và trí tuệ của Charles T.Munger". "Tôi được nuôi dạy bởi những người luôn cho rằng mình cần làm việc hợp lý nhất có thể. Quan điểm đó đã giúp tôi rất nhiều", ông cho biết trong ĐHCĐ Daily Journal năm 2020.

Bài học từ một cuộc đời không bằng phẳng

Munger không phải là tỷ phú "ngậm thìa vàng". Ông từng phá sản sau ly hôn, mất con trai vì bệnh ung thư, và bị mù một mắt vì tai nạn y tế. Nhưng thay vì than vãn, ông lao vào làm việc, đọc sách, học chữ nổi và sống tử tế.

Dù sở hữu tài sản hàng tỷ USD, Munger vẫn sống giản dị, tự lái xe khi còn có thể, và quyên góp hơn 100 triệu USD cho đại học cũ.

Không chỉ là tấm gương cho các nhà đầu tư nhỏ, Munger còn là người định hướng cho Buffett.

Dù cả hai cùng theo đuổi triết lý đầu tư giá trị, Buffett cho biết chính Munger đã thúc giục ông tập trung vào các công ty tuyệt vời với giá hợp lý, hơn là các công ty bình thường nhưng giá rẻ.

"Charlie đã chỉ cho tôi hướng đi, rằng đừng ham giá hời, cũng như Ben Graham đã dạy tôi vậy. Đó là sức mạnh trí tuệ của Charlie. Ông ấy đã mở rộng tầm mắt cho tôi", tỷ phú 95 tuổi nói.

Tường Vy (t/h)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/bi-mat-su-giau-co-an-nhien-cua-mot-ty-phu-co-1-thu-phai-che-giau-va-1-dieu-phai-ha-thap-172250424164745533.htm