Biện pháp kiểm soát thuốc lá của Mỹ
Mỹ là quốc gia đặt khoa học làm trọng tâm trong vấn đề cải thiện sức khỏe cộng đồng, trong đó bao gồm chiến lược kiểm soát thuốc lá.
Chính sách hiện nay của Mỹ đang giúp giảm tỷ lệ giới trẻ tiếp xúc sớm với thuốc lá, đồng thời đảm bảo các nguồn cung hợp pháp, đã qua thẩm định khoa học đến với người dùng, giải quyết vấn đề từ thị trường chợ đen.
Do vậy, hướng tiếp cận, hướng dẫn cũng như dữ liệu nghiên cứu từ Mỹ cũng là cơ sở tham khảo tin cậy cho các quốc gia trên thế giới áp dụng, nhằm rút ngắn thời gian ban hành chính sách, giảm thiểu chi phí quốc gia cho các nghiên cứu khoa học.
Chiến lược hiệu quả để giảm tỷ lệ hút thuốc lá
Tình trạng hút thuốc lá điếu trên toàn cầu vẫn gia tăng hàng chục năm qua là vấn đề nan giải, nhất là với cường quốc kinh tế, y tế như Mỹ. Nhằm kiểm soát thuốc lá, Mỹ đang áp dụng đồng bộ đa dạng giải pháp chuyên biệt cho từng nhóm đối tượng để tối ưu kết quả.
Đối với thuốc lá điếu, Mỹ triển khai đồng bộ 6 biện pháp giám sát, bảo vệ cộng đồng khỏi khói thuốc, hỗ trợ cai nghiện, cảnh báo tác hại, cấm quảng cáo và tăng thuế kể từ năm 2008.
Đối với các sản phẩm thuốc lá mới (thuốc lá không khói), kể từ khi xuất hiện, quốc gia này đã tiến hành thẩm định khoa học và cho phép lưu hành như là sản phẩm thay thế có hàm lượng các chất gây hại thấp hơn thuốc lá điếu, nhằm khuyến khích những người đang hút thuốc chuyển đổi sử dụng, bên cạnh các liệu pháp thay thế nicotine (NRT) như miếng dán, kẹo gum, xịt nicotine…
Mặc dù cho phép thuốc lá không khói và công bố phù hợp với sức khỏe cộng đồng, FDA Mỹ vẫn thực hiện chính sách hậu kiểm nghiêm ngặt, yêu cầu nhà sản xuất báo cáo minh bạch các hoạt động thương mại nhằm tránh để cộng đồng hiểu lệch lạc về tác động của sản phẩm lên sức khỏe. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng tăng cường giám sát, buộc các đơn vị sản xuất, phân phối và bán thuốc lá chịu trách nhiệm pháp lý nếu vi phạm quy định.
Những chính sách nổi bật giúp ngăn chặn giới trẻ
Về mặt bảo vệ thanh thiếu niên khỏi thuốc lá điện tử (TLĐT), chính quyền Tổng thống Donald Trump đã thực hiện chính sách kiểm soát có tính chất dung hòa lợi ích và bảo vệ quyền lợi các bên. Đó là một mặt ông cân nhắc ý kiến từ nhiều phía như ngành công nghiệp và các tổ chức vận động sức khỏe trong việc cho phép lưu hành các sản phẩm thuốc lá mới đáp ứng đủ điều kiện thẩm định khoa học, dành cho người hút thuốc lá trưởng thành, mặt khác thực thi các biện pháp ngăn chặn giới trẻ.

Chiến dịch "The Real Cost" của FDA đã ngăn chặn gần 450.000 thanh thiếu niên Mỹ bắt đầu sử dụng thuốc lá điện tử trong khoảng thời gian từ năm 2023-2024. Nguồn: FDA.
Các hành động này của ông Trump đã diễn ra trong suốt 2 nhiệm kỳ Tổng thống. Trong đó, nổi bật nhất là là tháng 1/2020, Tổng thống Trump đã chính thức nâng độ tuổi tối thiểu để mua thuốc lá từ 18 lên 21 tuổi. Đến tháng 11/2024, ông nêu rõ quan điểm ủng hộ đối với thuốc lá không khói, nhấn mạnh đây là ngành cần được bảo hộ. Cụ thể, ông Trump đã yêu cầu FDA tinh giản quy trình cấp phép đối với các sản phẩm này, nhằm tránh cho người dùng không tiếp cận được các sản phẩm hợp pháp, đồng thời thu hẹp thị trường chợ đen. Thay vào đó, Mỹ áp dụng các biện pháp hậu kiểm đối với sản phẩm và duy trì các quy định ngăn giới trẻ tiếp cận.
Đối với vấn đề nâng cao nhận thức, FDA và CDC Mỹ đã triển khai hàng loạt chương trình giáo dục được thiết kế để chạm vào tâm lý của thanh thiếu niên, từ đó giúp họ có giải pháp khác để giải tỏa căng thẳng thay vì tìm đến nicotine từ TLĐT. CDC nhấn mạnh việc áp dụng các biện pháp tâm lý phù hợp thay vì những hình thức xử lý tiêu cực khi phát hiện trẻ sử dụng TLĐT, nhằm tránh gây tác dụng ngược đến lòng tự trọng của trẻ.
Theo số liệu từ FDA, chỉ trong một năm (2023-2024), các chiến dịch giáo dục này đã giúp ngăn chặn gần 450.0000 trẻ vị thành niên (từ 11-17 tuổi) sử dụng TLĐT. Theo khảo sát NYTS, số học sinh Mỹ hút TLĐT năm 2024 đã giảm mạnh đến 70% so với năm 2019, đạt mức thấp nhất trong 25 năm qua.
Đối với người hút thuốc trưởng thành, FDA cũng chấp thuận các dược phẩm hỗ trợ cai nghiện và cung cấp thông tin về mức độ gây hại của từng loại sản phẩm thuốc lá theo hệ thống chuỗi nguy cơ. Theo đánh giá của FDA, thuốc lá điếu có độ gây hại cao nhất, sau đó là các sản phẩm không khói như thuốc lá ngậm, TLĐT, thuốc lá làm nóng.
![Chuỗi nguy cơ của các sản phẩm thuốc lá khác nhau, trong đó thuốc lá điếu là gây hại cao nhất. Nguồn: NIH[5]](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_04_02_296_51875203/37ac870df6431f1d4652.jpg)
Chuỗi nguy cơ của các sản phẩm thuốc lá khác nhau, trong đó thuốc lá điếu là gây hại cao nhất. Nguồn: NIH[5]
Vì vậy, FDA khuyến nghị người trưởng thành chưa thể cai thuốc nên chuyển sang sản phẩm không khói để giảm phơi nhiễm các hóa chất độc hại, bao gồm cả chất gây ung thư. FDA cũng xem xét đến tiềm năng của các sản phẩm không khói trong việc hỗ trợ cai thuốc, khi được sử dụng như một giải pháp thay thế ít rủi ro hơn.
Nổi tiếng với quy trình kiểm soát nghiêm ngặt và phương pháp đánh giá dựa trên nền tảng khoa học, ngành y tế của Mỹ có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Trong đó, FDA được xem là thước đo tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt trong việc áp dụng chiến lược giảm tác hại để kiểm soát thuốc lá. Việc kiểm soát không chỉ phụ thuộc vào chính sách quản lý mà còn dựa trên nền tảng giáo dục.
Có thể nói, chính sách và các quy định là "lá chắn" bảo vệ, trong khi giáo dục và sự hỗ trợ từ gia đình, cộng đồng là yếu tố vũ khí nền tảng để xây dựng một môi trường không khói thuốc thực tiễn và bền vững.