Biện pháp phòng, trừ bệnh đạo ôn cổ bông
Đạo ôn cổ bông là loại bệnh rất nguy hiểm trên cây lúa và tùy mức độ gây bệnh có thể ảnh hưởng đến năng suất, thậm chí mất 100% năng suất.
Vụ xuân 2022, toàn tỉnh gieo cấy 9.877 ha lúa, phần lớn diện tích đang giai đoạn trỗ bông - ngậm sữa - chắc xanh. Hiện nay, mưa kéo dài, rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn cổ bông xâm nhiễm lây lan, nguy cơ ảnh hưởng lớn đến năng suất đối với diện tích cấy các giống lúa mẫn cảm với bệnh đạo ôn đang giai đoạn trỗ bông.
Để chủ động phòng, trừ bệnh đạo ôn cổ bông và bệnh đen lép hạt hại lúa, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân cách nhận biết và các biện pháp phòng, trừ như sau:
Biện pháp phòng, trừ:
Đối với bệnh đạo ôn cổ bông và bệnh đen lép hạt thì phương châm phòng là chính.
Thời gian phun phòng khi lúa thấp tho trỗ từ 3 - 5%, trên những diện tích lúa đã bị nhiễm bệnh đạo ôn lá nặng cần phun kép 2 lần, thời điểm phun thuốc lần 1 khi lúa trỗ từ 3 - 5%, lần 2 cách lần 1 từ 4 đến 6 ngày.
Bệnh đạo ôn cổ bông sử dụng thuốc: Fuji-one 40EC, Nativo 750WG…
Bệnh đen lép hạt sử dụng thuốc: Tilt Super 300EC, Nativo 750WG…
Cách pha thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì.
Cách phun thuốc: Nên phun xuôi theo chiều gió vào sáng sớm và chiều mát, tránh phun khi lúa trỗ bông, phơi màu. Sau phun thuốc gặp mưa rào cần phải phun lại.
Lưu ý: Khi các ruộng lúa bị bệnh đạo ôn cổ bông, nông dân phải giữ đủ nước để lúa sinh trưởng bình thường, không bón thêm phân đạm hoặc phun phân bón qua lá. Đặc biệt, bà con cần đảm bảo thực hiện nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, sinh trưởng phát triển của lúa, thực hiện phòng, trừ kịp thời, hiệu quả, không để bệnh phát sinh, lây lan trên diện rộng.
Nguồn Lào Cai: http://www.baolaocai.vn/bai-viet/357137-bien-phap-phong-tru-benh-dao-on-co-bong