Biết 'lưỡng đầu thọ địch' là nguy, tại sao Hitler quyết đánh Liên Xô?

Trùm phát xít Hitler biết rõ, nếu ông ta tấn công Liên Xô, có thể dẫn đến chiến tranh trên hai mặt trận (thế 'lưỡng đầu thọ địch'), nhưng tại sao Hitler vẫn nhất quyết tấn công Liên Xô?

Có người có thể ghi tên vào lịch sử và được ghi nhớ mãi mãi, hiển nhiên Adolf Hitler cũng thuộc về con người như vậy, nhưng ông ta đã khiến nhân dân toàn thế giới phải gánh chịu sự tàn phá của chiến tranh và đặc biệt là tội ác diệt chủng.

Có người có thể ghi tên vào lịch sử và được ghi nhớ mãi mãi, hiển nhiên Adolf Hitler cũng thuộc về con người như vậy, nhưng ông ta đã khiến nhân dân toàn thế giới phải gánh chịu sự tàn phá của chiến tranh và đặc biệt là tội ác diệt chủng.

Trong những ngày đầu của Thế chiến thứ hai, quân đội của Hitler đã càn quét Tây Âu với đà như sấm sét, lúc này ông ta đã ở gần “giấc mơ” nhất của đời mình, nhưng rốt cuộc ông ta vẫn bỏ lỡ nó. Lý do chỉ vì Hitler đã tự tin một cách mù quáng, tin rằng mình có thể giành được chiến thắng mà không ai có thể cản nổi.

Trong những ngày đầu của Thế chiến thứ hai, quân đội của Hitler đã càn quét Tây Âu với đà như sấm sét, lúc này ông ta đã ở gần “giấc mơ” nhất của đời mình, nhưng rốt cuộc ông ta vẫn bỏ lỡ nó. Lý do chỉ vì Hitler đã tự tin một cách mù quáng, tin rằng mình có thể giành được chiến thắng mà không ai có thể cản nổi.

Sự tự tin mù quáng của Hitler đã không để ông ta có được “nụ cười cuối cùng”; trên thực tế, từ lúc phát động chiến tranh, số phận của ông đã được định sẵn là kết thúc trong thất bại. Có lúc, Hitler đã tiến rất gần đến thành công.

Sự tự tin mù quáng của Hitler đã không để ông ta có được “nụ cười cuối cùng”; trên thực tế, từ lúc phát động chiến tranh, số phận của ông đã được định sẵn là kết thúc trong thất bại. Có lúc, Hitler đã tiến rất gần đến thành công.

Tuy nhiên Hitler đã phạm phải một sai lầm chết người trong chiến lược, tức là ông ta dám một lúc chiến đấu trên hai mặt trận (thế "lưỡng đầu thọ địch"), điều mà các nhà chiến lược quân sự từ cổ chí kim sợ hãi nhất.

Tuy nhiên Hitler đã phạm phải một sai lầm chết người trong chiến lược, tức là ông ta dám một lúc chiến đấu trên hai mặt trận (thế "lưỡng đầu thọ địch"), điều mà các nhà chiến lược quân sự từ cổ chí kim sợ hãi nhất.

Vậy tại sao Hitler nhất quyết đi theo con đường riêng của mình, mạo hiểm tấn công Liên Xô, khi biết rằng hành động này rất có thể sẽ dẫn đến “lưỡng đầu thọ địch”? Lý do là vì Hitler tin rằng, ông ta có ưu thế bất ngờ và lực lượng vũ trang đã giúp ông ta chinh phục gần hết châu Âu.

Vậy tại sao Hitler nhất quyết đi theo con đường riêng của mình, mạo hiểm tấn công Liên Xô, khi biết rằng hành động này rất có thể sẽ dẫn đến “lưỡng đầu thọ địch”? Lý do là vì Hitler tin rằng, ông ta có ưu thế bất ngờ và lực lượng vũ trang đã giúp ông ta chinh phục gần hết châu Âu.

Trước đó, để tạo thuận lợi cho chiến dịch chinh phục châu Âu, vào ngày 23/8/1939, Liên Xô và Đức Quốc xã đã ký một thỏa thuận bí mật tại Moscow. Thỏa thuận này được gọi là "Hiệp ước không xâm lược Xô-Đức".

Trước đó, để tạo thuận lợi cho chiến dịch chinh phục châu Âu, vào ngày 23/8/1939, Liên Xô và Đức Quốc xã đã ký một thỏa thuận bí mật tại Moscow. Thỏa thuận này được gọi là "Hiệp ước không xâm lược Xô-Đức".

Như vậy nội dung cốt lõi của hiệp ước này đó là hai bên không xâm lược lẫn nhau; trong đó, cả hai bên đều xác định phạm vi ảnh hưởng của mình và mỗi bên sẽ lấy những gì họ cần. Vì vậy, khi Thế chiến thứ hai nổ ra, Liên Xô không chỉ là “nạn nhân” như chúng ta tưởng.

Như vậy nội dung cốt lõi của hiệp ước này đó là hai bên không xâm lược lẫn nhau; trong đó, cả hai bên đều xác định phạm vi ảnh hưởng của mình và mỗi bên sẽ lấy những gì họ cần. Vì vậy, khi Thế chiến thứ hai nổ ra, Liên Xô không chỉ là “nạn nhân” như chúng ta tưởng.

"Hiệp ước không xâm lược Xô-Đức" do chính Hitler chủ động đề xuất với mục đích làm hòa với Liên Xô, ngăn chặn nước này can thiệp vào cuộc chiến ở Tây Âu. Đây cũng là chiến lược ban đầu của Hitler, nhằm tránh một cuộc chiến tranh hai mặt trận.

"Hiệp ước không xâm lược Xô-Đức" do chính Hitler chủ động đề xuất với mục đích làm hòa với Liên Xô, ngăn chặn nước này can thiệp vào cuộc chiến ở Tây Âu. Đây cũng là chiến lược ban đầu của Hitler, nhằm tránh một cuộc chiến tranh hai mặt trận.

Kể từ khi Liên Xô và Đức ký hiệp ước này, điều đó có nghĩa là Liên Xô đã chấp nhận các hoạt động quân sự của Hitler ở Tây Âu. Vì vậy, chúng ta có lý do để tin rằng, sau này khi Hitler tấn công Liên Xô, ông ta không phải là không biết đến áp lực từ cuộc chiến trên hai mặt trận đối với người Đức.

Kể từ khi Liên Xô và Đức ký hiệp ước này, điều đó có nghĩa là Liên Xô đã chấp nhận các hoạt động quân sự của Hitler ở Tây Âu. Vì vậy, chúng ta có lý do để tin rằng, sau này khi Hitler tấn công Liên Xô, ông ta không phải là không biết đến áp lực từ cuộc chiến trên hai mặt trận đối với người Đức.

Khi Đức tiến công các quốc gia châu Âu, Liên Xô lúc này do ký "Hiệp ước không xâm lược Xô-Đức", nên “ngồi im” để Hitler tiến hành chiến dịch tấn công các nước Tây Âu, đơn giản như “gió mùa thu quét lá rụng”.

Khi Đức tiến công các quốc gia châu Âu, Liên Xô lúc này do ký "Hiệp ước không xâm lược Xô-Đức", nên “ngồi im” để Hitler tiến hành chiến dịch tấn công các nước Tây Âu, đơn giản như “gió mùa thu quét lá rụng”.

Khi đó, Hitler tin rằng, chỉ có hai nước ở Tây Âu có thể là đối thủ của ông ta, một là Pháp, hai là Anh. Tuy nhiên, với chiến tranh cơ giới (blitzkrieg), quân Đức đã nhanh chóng đánh bại Quân đội Pháp và chiếm đóng hoàn toàn nước Pháp.

Khi đó, Hitler tin rằng, chỉ có hai nước ở Tây Âu có thể là đối thủ của ông ta, một là Pháp, hai là Anh. Tuy nhiên, với chiến tranh cơ giới (blitzkrieg), quân Đức đã nhanh chóng đánh bại Quân đội Pháp và chiếm đóng hoàn toàn nước Pháp.

Pháp thất thủ; đối với Hitler, mọi thứ “đều tuyệt vời”, khi ông ta tin rằng, toàn bộ châu Âu sẽ nằm dưới gót chân của ông ta và cuộc tấn công của Hitler sẽ không dừng lại ở đây. Trước mắt là tiếp tục tấn công “đối thủ khó chịu” là Anh.

Pháp thất thủ; đối với Hitler, mọi thứ “đều tuyệt vời”, khi ông ta tin rằng, toàn bộ châu Âu sẽ nằm dưới gót chân của ông ta và cuộc tấn công của Hitler sẽ không dừng lại ở đây. Trước mắt là tiếp tục tấn công “đối thủ khó chịu” là Anh.

Đối với Hitler, việc tấn công Anh là rất khó khăn, do lãnh thổ Anh nằm tách biệt hoàn toàn với châu Âu. Nếu muốn tiếp tục tấn công Anh, chắc chắn sẽ phải tiến hành một cuộc hành quân xuyên biển, đây không phải là lợi thế đối với người Đức, vốn sử dụng xe tăng để tiến hành chiến tranh chớp nhoáng.

Nếu cố gắng vượt biển, thì có thể quân đội của Hitler sẽ giành chiến thắng, nhưng quân Đức sẽ bị thương vong nặng nề. Xét cho cùng, sức mạnh quân sự của Anh lúc đó không hề tệ, đặc biệt là Không quân Anh, vốn là kẻ thù của thiết giáp Đức.

Nếu cố gắng vượt biển, thì có thể quân đội của Hitler sẽ giành chiến thắng, nhưng quân Đức sẽ bị thương vong nặng nề. Xét cho cùng, sức mạnh quân sự của Anh lúc đó không hề tệ, đặc biệt là Không quân Anh, vốn là kẻ thù của thiết giáp Đức.

Một khi quân Đức bị cản trở trong chiến dịch vượt biển, bước chân của Hitler sẽ chững lại, cục diện chiến tranh sẽ bị đảo ngược. Tuy nhiên, nếu không tấn công nước Anh, Hitler luôn có “vấn đề ở cổ họng”, sau khi “nghĩ đi nghĩ lại”, Hitler nhớ đến hiệp ước đã ký với Liên Xô.

Một khi quân Đức bị cản trở trong chiến dịch vượt biển, bước chân của Hitler sẽ chững lại, cục diện chiến tranh sẽ bị đảo ngược. Tuy nhiên, nếu không tấn công nước Anh, Hitler luôn có “vấn đề ở cổ họng”, sau khi “nghĩ đi nghĩ lại”, Hitler nhớ đến hiệp ước đã ký với Liên Xô.

Hitler cũng biết rằng, khi ông ta tấn công Tây Âu, Liên Xô do "Hiệp ước không xâm lược Xô-Đức" sẽ đứng nhìn. Nhưng nếu Đức tấn công Liên Xô, Anh nhất định sẽ không từ bỏ cơ hội “đánh hội đồng”. Như vậy quân đội của ông ta sẽ rơi vào thế “lưỡng đầu thọ địch”.

Hitler cũng biết rằng, khi ông ta tấn công Tây Âu, Liên Xô do "Hiệp ước không xâm lược Xô-Đức" sẽ đứng nhìn. Nhưng nếu Đức tấn công Liên Xô, Anh nhất định sẽ không từ bỏ cơ hội “đánh hội đồng”. Như vậy quân đội của ông ta sẽ rơi vào thế “lưỡng đầu thọ địch”.

Vì vậy, Hitler cuối cùng đã quyết định tấn công nước Anh trước để thử mức độ phản kháng của đối thủ không đội trời chung này. Tuy nhiên, sự kháng cự kiên cường của người Anh đã khiến Hitler gặp rắc rối, Đức không giành được lợi thế nào sau nhiều cuộc tấn công bằng không quân.

Vì vậy, Hitler cuối cùng đã quyết định tấn công nước Anh trước để thử mức độ phản kháng của đối thủ không đội trời chung này. Tuy nhiên, sự kháng cự kiên cường của người Anh đã khiến Hitler gặp rắc rối, Đức không giành được lợi thế nào sau nhiều cuộc tấn công bằng không quân.

Mặc dù không thắng được Anh, nhưng Hitler cho rằng, Anh chắc cũng không dám “hành động hấp tấp” trong thời gian ngắn. Vì vậy, Hitler đã đơn phương xé bỏ “Hiệp ước không xâm lược Xô-Đức” và ồ ạt, bất ngờ tấn công Liên Xô.

Mặc dù không thắng được Anh, nhưng Hitler cho rằng, Anh chắc cũng không dám “hành động hấp tấp” trong thời gian ngắn. Vì vậy, Hitler đã đơn phương xé bỏ “Hiệp ước không xâm lược Xô-Đức” và ồ ạt, bất ngờ tấn công Liên Xô.

Những ngày đầu chiến tranh Xô-Đức, quân Đức đánh lui quân Liên Xô một cách nhanh chóng. Tuy nhiên lãnh thổ Liên Xô quá rộng, làm sao Đức có thể nuốt chửng Liên Xô nhanh như vậy? Thời tiết nước Nga cũng có thể đã trở thành vấn đề đau đầu nhất của Hitler.

Những ngày đầu chiến tranh Xô-Đức, quân Đức đánh lui quân Liên Xô một cách nhanh chóng. Tuy nhiên lãnh thổ Liên Xô quá rộng, làm sao Đức có thể nuốt chửng Liên Xô nhanh như vậy? Thời tiết nước Nga cũng có thể đã trở thành vấn đề đau đầu nhất của Hitler.

Chiến thuật Blitzkrieg mà Hitler từng tự hào cũng đã chấm dứt ở Liên Xô, Đức không những không nuốt chửng được Liên Xô nhanh chóng như đã tính toán, mà quân đội của ông ta còn sa lầy ở lãnh thổ Liên Xô.

Chiến thuật Blitzkrieg mà Hitler từng tự hào cũng đã chấm dứt ở Liên Xô, Đức không những không nuốt chửng được Liên Xô nhanh chóng như đã tính toán, mà quân đội của ông ta còn sa lầy ở lãnh thổ Liên Xô.

Khi nước Đức rơi vào vũng lầy của Liên Xô và không thể tự thoát ra, người Anh đứng sau đã nhìn thấy cơ hội và bắt đầu âm mưu tấn công lục địa châu Âu. Kết quả là Hitler bị mắc kẹt trong cuộc chiến hai mặt trận mà ông ta không hề mong muốn.

Khi nước Đức rơi vào vũng lầy của Liên Xô và không thể tự thoát ra, người Anh đứng sau đã nhìn thấy cơ hội và bắt đầu âm mưu tấn công lục địa châu Âu. Kết quả là Hitler bị mắc kẹt trong cuộc chiến hai mặt trận mà ông ta không hề mong muốn.

Không thể tiêu diệt Liên Xô và Anh sẵn sàng hành động, Hitler không còn cách nào khác là phải rút khỏi Liên Xô. Nhưng người Nga lúc này đã “bừng tỉnh” và đương nhiên họ sẽ không từ bỏ cơ hội phản công Đức, khi tuyên bố sẽ chôn vùi quân Đức vĩnh viễn ở Siberia.

Không thể tiêu diệt Liên Xô và Anh sẵn sàng hành động, Hitler không còn cách nào khác là phải rút khỏi Liên Xô. Nhưng người Nga lúc này đã “bừng tỉnh” và đương nhiên họ sẽ không từ bỏ cơ hội phản công Đức, khi tuyên bố sẽ chôn vùi quân Đức vĩnh viễn ở Siberia.

Quân Đức lúc này phải đồng thời chiến đấu trên cả hai mặt trận phía đông và phía tây. Sau khi lực lượng Đồng minh của Mỹ, Anh, Pháp và các nước khác đổ bộ vào Normandy, họ đã phát động một cuộc phản công quy mô lớn với gần ba triệu binh sĩ ở mặt trận phía phía tây châu Âu.

Quân Đức lúc này phải đồng thời chiến đấu trên cả hai mặt trận phía đông và phía tây. Sau khi lực lượng Đồng minh của Mỹ, Anh, Pháp và các nước khác đổ bộ vào Normandy, họ đã phát động một cuộc phản công quy mô lớn với gần ba triệu binh sĩ ở mặt trận phía phía tây châu Âu.

Hành động này đã gây ra sự thay đổi căn bản cục diện chiến lược Thế chiến thứ 2; chiến trường thứ hai do Anh, Pháp, Mỹ mở ra ở mặt trận phía tây, phối hợp cùng với chiến trường mặt trận phía đông của Liên Xô, khiến Hitler không thể gượng nổi.

Hành động này đã gây ra sự thay đổi căn bản cục diện chiến lược Thế chiến thứ 2; chiến trường thứ hai do Anh, Pháp, Mỹ mở ra ở mặt trận phía tây, phối hợp cùng với chiến trường mặt trận phía đông của Liên Xô, khiến Hitler không thể gượng nổi.

Có thể thấy, việc Hitler nhất quyết tấn công Liên Xô vì sự tin tưởng mù quáng vào bản thân. Hitler cho rằng, quân đội của ông ta có thể nhanh chóng chiếm được Liên Xô trước khi Anh ra tay, rồi quay lại đối phó với nước Anh.

Có thể thấy, việc Hitler nhất quyết tấn công Liên Xô vì sự tin tưởng mù quáng vào bản thân. Hitler cho rằng, quân đội của ông ta có thể nhanh chóng chiếm được Liên Xô trước khi Anh ra tay, rồi quay lại đối phó với nước Anh.

Tuy nhiên Liên Xô đã khiến Hitler gặp phải trận "Waterloo" của đời mình. Hitler cuối cùng đã phải trả giá cho sự kiêu ngạo của ông ta, khi phải tự sát dưới tầng hầm phủ Thủ tướng Đức. Việc Hitler quá coi thường đối thủ, khiến ông ta phải chịu thất bại cay đắng. (Nguồn ảnh: Wikipedia, Topwar).

Tuy nhiên Liên Xô đã khiến Hitler gặp phải trận "Waterloo" của đời mình. Hitler cuối cùng đã phải trả giá cho sự kiêu ngạo của ông ta, khi phải tự sát dưới tầng hầm phủ Thủ tướng Đức. Việc Hitler quá coi thường đối thủ, khiến ông ta phải chịu thất bại cay đắng. (Nguồn ảnh: Wikipedia, Topwar).

Tiến Minh (Theo Sohu, Topwar)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/biet-luong-dau-tho-dich-la-nguy-tai-sao-hitler-quyet-danh-lien-xo-1974612.html