Bình Gia: Ứng dụng kỹ thuật để khôi phục và phát triển cây hôìTin khácKết nối các nguồn lực chuẩn bị cơ sở vật chất cho năm học mơíDanh sách cá nhân dự kiến đề nghị xét tặng danh hiệu 'Công dân Lạng Sơn ưu tú' lần thứ nhất, năm 2021

Trong vài năm trở lại đây, do thời tiết và sâu bệnh hại, một số diện tích trồng hồi trên địa bàn huyện Bình Gia bị giảm năng suất, chất lượng. Trước thực tế đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai mô hình ứng dụng một số giải pháp kỹ thuật để khôi phục và phát triển cây hồi.

Hiện tượng cây hồi đã trồng nhiều năm nhưng ra hoa, không đậu quả hoặc đậu quả ít đã xuất hiện tại một số rừng hồi trên địa bàn huyện Bình Gia từ năm 2018. Trong đó, đặc biệt là tại 2 xã: Tân Văn và Hoàng Văn Thụ. Hiện tượng này đã làm giảm năng suất cây hồi, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân trong phát triển kinh tế đồi rừng. Theo đánh giá từ Phòng NN&PTNT huyện, qua nghiên cứu sơ bộ, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên được xác định là do một số loại sâu bệnh hại ở cây hồi, đặc biệt là bệnh thán thư gây hại trên lá làm cho lá bị rụng hàng loạt, gây hại trên cành làm cho cành bị khô, làm cho quả non bị rụng hàng loạt…

 Người dân xã Tân Văn, huyện Bình Gia kiểm tra, phun thuốc trị bệnh thán thư gây rụng lá trên cây hồi

Người dân xã Tân Văn, huyện Bình Gia kiểm tra, phun thuốc trị bệnh thán thư gây rụng lá trên cây hồi

Trước thực tế đó, từ tháng 9/2020, Phòng NN&PTNT huyện đã phối hợp với Viện Bảo vệ thực vật tiến hành thử nghiệm sử dụng một số biện pháp kỹ thuật như: sử dụng phân bón vi sinh hữu cơ, phân bón lá, bổ sung nguyên tố trung lượng, vi lượng; phun thuốc bảo vệ thực vật loại bỏ tác nhân cản trở quá trình ra hoa, hình thành quả của cây hồi, góp phần khắc phục hiện tượng cây hồi ra hoa không đậu quả hoặc đậu quả ít tại 2 xã trên.

Theo đó, mô hình ứng dụng một số giải pháp kỹ thuật để khôi phục và phát triển cây hồi có 5 hộ tham gia với diện tích 4 ha. Trong đó, xã Tân Văn có 3 hộ tham gia, xã Hoàng Văn Thụ có 2 hộ tham gia.

Gia đình ông Nông Ngọc Hậu, thôn Còn Tâử, xã Tân Văn có hơn 2 ha hồi đã trồng từ năm 1994. Tuy nhiên, từ hơn 10 năm nay khi cây hồi cho thu hoạch quả thì năng suất rất thấp. Nguyên nhân là do diện tích hồi nhà ông bị bệnh thán thư gây hại nặng, lá rụng hàng loạt và không đậu quả. Năm 2020, gia đình ông là một trong những hộ được lựa chọn tham gia mô hình ứng dụng một số giải pháp kỹ thuật để khôi phục và phát triển cây hồi do phòng NN&PTNT phối hợp với Viện Bảo vệ thực vật triển khai.

Ông Hậu cho biết: Được lựa chọn triển khai mô hình trên, tôi đã triển khai tại 1 ha hồi bị bệnh thán thư gây hại nặng. Sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật theo hướng dẫn, năng suất hồi năm nay được cải thiện rõ rệt. Từ đầu vụ hồi năm 2021 đến nay, tôi thu được hơn 23 tấn hồi, dự kiến, thu nhập đạt trên 80 triệu đồng. Thời gian tới, tôi sẽ triển khai mô hình đối với 1 ha hồi còn lại.

Để triển khai mô hình hiệu quả, từ tháng 10/2020, Phòng NN&PTNT đã tập huấn cho cán bộ kỹ thuật và hộ dân tham gia mô hình cách nhận biết các loài sâu bệnh hại quan trọng trên cây hồi tại rừng hồi. Đặc biệt, chú trọng hướng dẫn cách bón phân, cách nhận biết và phân loại bệnh thán thư và cách phòng trị.

Gia đình ông Lý Văn Chiến, thôn Cốc Rào, xã Hoàng Văn Thụ là một trong những hộ tham gia mô hình cho biết: Được sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, hằng tuần, tôi đều thăm rừng hồi từ 1 đến 3 lần. Cùng đó, tôi tiến hành bón phân NPK hữu cơ, phun lục diệp tố, phun thuốc trừ bệnh thán thư, bổ sung nguyên tố vi lượng để hồi không bị rụng quả theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Theo thông tin từ Phòng NN&PTNT huyện Bình Gia, qua kiểm tra thực tế rừng hồi và trao đổi với các hộ thực hiện mô hình cho thấy, mô hình đến nay cơ bản đã được thực hiện tốt, bước đầu cho thấy hiệu quả hơn so với khu vực rừng hồi không triển khai mô hình. Các cây hồi thực hiện bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật phát triển tốt hơn, lá xanh đậm, hạn chế được bệnh thán thư, sai quả hơn so với các cây không thực hiện ở ngay khu vực liền kề. Quả hồi trên các cây hầu như không rụng, theo đánh giá các hộ trong mô hình, năng suất hồi năm 2021 tăng từ 20 đến 50% so với năm 2020 (riêng hộ ông Nông Ngọc Hậu, thôn Còn Tâử, xã Tân Văn, năng suất hồi tăng hơn 80% so với các năng trước đây).

Ông Đào Thế Đông, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Bình Gia cho biết: Qua một thời gian triển khai thực hiện, mô hình đã bước đầu cho hiệu quả tốt, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi để có kết quả đánh giá chính xác hơn và áp dụng trên diện rộng.

Có thể thấy, mô hình do Phòng NN&PTNT huyện Bình Gia triển khai đã và đang đem lại những tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh các giải pháp từ cơ quan chuyên môn, các hộ tham gia mô hình cần thường xuyên thăm rừng hồi, khi thấy bệnh mới xuất hiện các hộ cần tiến hành phòng, chống ngay, đồng thời báo cáo cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý. Cùng đó, cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật trong các khâu bón phân, phòng trừ sâu bệnh đúng cách, đúng thời điểm

CẨM HÀ

HOÀNG TÙNG

Nguồn Lạng Sơn: https://baolangson.vn/kinh-te/nong-nghiep/442717-binh-gia-ung-dung-ky-thuat-de-khoi-phuc-va-phat-trien-cay-hoi.html