Bộ GD-ĐT công bố khung quy đổi giữa các phương thức xét tuyển đại học
Năm 2025 là năm đầu tiên áp dụng khung quy đổi giữa các phương thức xét tuyển đại học.

Năm 2025 là năm đầu tiên áp dụng khung quy đổi giữa các phương thức xét tuyển đại học. Ảnh: Lê Nguyễn
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn cụ thể khung quy đổi điểmtương đương giữa các phương thức xét tuyển, áp dụng trong kỳ tuyển sinh đại họcnăm nay.
Khung quy đổi giữa các loại điểm thi
Khung quy đổi đưa ra các khoảng điểm của các bài thi riêngnhư thi đánh giá năng lực, thi đánh giá tư duy (APT, HAS, TSA) và khoảng điểmcác tổ hợp môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông phù hợp theo phương pháp báchphân vị (là đại lượng dùng để ước tính tỉ lệ dữ liệu trong một tập số liệu rơivào vùng cao hơn hoặc thấp hơn so với một giá trị cho trước) trên cơ sở phântích kết quả thi của những thí sinh có cả điểm bài thi riêng và điểm tổ hợp mônthi tốt nghiệp tương ứng của năm 2025.
Các khoảng điểm được xếp tương ứng với tốp 0,5%, 1%, 3%, 5%,10%... như sau:

Trách nhiệm của các cơ sở đào tạo tổ chức kỳ thi độc lập làxác định những tổ hợp môn thi tốt nghiệp phù hợp với đặc điểm của bài thi riêngdo đơn vị tổ chức và khuyến cáo các cơ sở khác có thể sử dụng, trong đó làm rõtổ hợp nào phù hợp nhất. Công bố bách phân vị của kết quả bài thi riêng năm2025 trước ngày 31/5; chậm nhất ngày 30/6 với các bài thi có kết quả công bốsau ngày 31/5.
Các cơ sở đào tạo tổ chức kỳ thi độc lập phối hợp với BộGiáo dục và Đào tạo để phân tích kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông củacác thí sinh đã có kết quả bài thi riêng, trên cơ sở đó công bố các khoảng điểmcủa các tổ hợp môn thi phù hợp, chậm nhất 3 ngày sau khi công bố kết quả thi tốtnghiệp trung học phổ thông năm 2025.
Trên cơ sở các số liệu này, điểm trúng tuyển và ngưỡng đâùvào của từng ngành, nhóm ngành cụ thể sẽ được quy đổi tuyến tính trong từng khoảngđiểm.
Ví dụ, điểm trúng tuyển theo tổ hợp A00 (T_A00) nằm trongkhoảng A2 - A3 sẽ được quy đổi tương đương sang điểm trúng tuyển theo điểm thiHSA (T_HSA) theo công thức:
T_HSA = HSA3 + (T_A00 – A3) × (HSA2 – HSA3) / (A2 – A3)
Khung quy đổi giữa các tổ hợp sử dụng điểm thi tốt nghiệptrung học phổ thông
Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung duy trì hình thức nhập điểmchênh giữa tổ hợp xét tuyển gốc và các tổ hợp xét tuyển khác cho một ngành củacác cơ sở đào tạo như các năm trước.
Việc xác định mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các tổ hợpthông dụng sẽ dựa trên đối sánh phổ điểm do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố saukhi có kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 theo từng khoảng điểmtrúng tuyển.
Khung quy đổi điểm trúng tuyển từ kết quả học tập trung họcphổ thông (điểm học bạ)
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, điểm học bạ ở trung học phổthông không phản ánh kết quả đánh giá trên một thang đánh giá thống nhất toànquốc, vì vậy việc xây dựng một khung quy đổi chung không có ý nghĩa.
Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố các số liệu thốngkê về tương quan giữa điểm các môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông với điểmtrung bình các môn học ở trung học phổ thông, trên cơ sở đó các cơ sở đào tạoxác định quy tắc quy đổi tương đương điểm trúng tuyển, ngưỡng đầu vào.
5 nguyên tắc xây dựng quy tắc quy đổi
Các cơ sở đào tạo khi xây dựng quy tắc quy đổi tương đương cầntuân thủ 5 nguyên tắc:
Thứ nhất, bảo đảm tính tương đương. Quy tắc quy đổi phảibảo đảm điểm trúng tuyển giữa các phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển của mộtmã xét tuyển tương đương về mức độ đáp ứng yêu cầu của chương trình, ngành,nhóm ngành đào tạo tương ứng.
Thứ hai, dựa trên yêu cầu đầu vào thực chất. Quy tắcquy đổi tương đương phải gắn với yêu cầu cụ thể của ngành/chương trình đào tạo.Các tiêu chí chính dùng để xét tuyển trong mỗi phương thức xét tuyển phải tậptrung đánh giá kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà ngành học yêu cầu.
Thứ ba, công bằng, minh bạch, công khai và thống nhất.Quy tắc quy đổi tương đương phải được xây dựng một cách khách quan; được công bốtrong thông tin tuyển sinh và đăng công khai trên cổng thông tin điện tử của cơsở đào tạo; áp dụng thống nhất cho tất cả thí sinh dự tuyển vào cùng mộtngành/chương trình đào tạo, bảo đảm tất cả thí sinh được xét chọn bình đẳng dưạtrên điểm trúng tuyển tương đương, không phụ thuộc vào thứ tự ưu tiên của nguyệnvọng đăng ký.
Thứ tư, bảo đảm tính khoa học và thực tiễn.
Thứ năm, đơn giản, dễ hiểu, giúp thí sinh và xã hội cóthể nắm bắt, giám sát, tránh các công thức phức tạp hoặc không rõ cách tính dẫnđến hiểu nhầm.
Căn cứ các nguyên tắc và khung quy đổi nêu trên, các cơ sởđào tạo xây dựng các bảng quy đổi và công thức quy đổi cho từng chương trình,ngành, nhóm ngành hoặc lĩnh vực đào tạo. Theo đó, các nhà trường lựa chọn cácbài thi, tổ hợp môn thi phù hợp với các phương thức xét tuyển của chương trình,ngành, nhóm ngành, lĩnh vực đào tạo.