Bộ GDĐT xử lý thế nào trước hàng loạt thông tin sai lệch về sách giáo khoa?
Bộ GDĐT vừa có công văn gửi Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đề nghị hỗ trợ xác minh, kiểm tra nguồn gốc các tin sai lệch về sách giáo khoa.
Liên quan tới một số nội dung được cho là ngữ liệu sách giáo khoa hiện hành được lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua, tối 18/10, thông tin từ Bộ GDĐT cho biết, Văn phòng Bộ GDĐT đã có công văn gửi Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đề nghị hỗ trợ xác minh, kiểm tra nguồn gốc các thông tin trên.
Đồng thời, có giải pháp ngăn chặn việc lan truyền thông tin sai sự thật, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đăng tải, bình luận xuyên tạc, sai sự thật khiến dư luận hoang mang, ảnh hưởng uy tín của ngành Giáo dục.
Trước đó, Bộ GDĐT đã phát thông tin cảnh báo trên trang fanpage về một số nội dung được cho là ngữ liệu trong sách giáo khoa được lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua.
Theo Bộ GDĐT, hiện nay, trên mạng xã hội lan truyền nhiều thông tin về một số nội dung được cho là ngữ liệu trong sách giáo khoa như: Giã gạo thổi cơm, Bắn Tung Tóe, Bạn An dũng cảm, Bé xách đỡ mẹ, Vẽ gì khó...
Bộ GDĐT khẳng định, những nội dung trên không có trong bất kỳ cuốn sách giáo khoa hiện hành nào đang được sử dụng tại các nhà trường.
Bộ GDĐT cho biết, Bộ đã đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra nguồn gốc thông tin trên, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đăng tải, xuyên tạc.
Dưới đây là hình ảnh một số ngữ liệu đang được lan truyền trên mạng xã hội không có trong sách giáo khoa hiện hành: