Bổ sung 7.850 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh; 1.200 tỷ đồng xây dựng dự án WHA Industrial Zone 2

Đầu tư 1.200 tỷ đồng xây dựng dự án WHA Industrial Zone 2 thuộc khu công nghiệp Nam cấm D; Đầu tư Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 2), vốn 7.850 tỷ đồng…

Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua.

Sẽ có 8 trạm dừng nghỉ cao tốc tạm được đưa vào khai thác trong dịp Tết 2025

Đây là một trong những thông tin đáng chú ý trong báo cáo vừa được Cục Đường cao tốc Việt Nam gửi Bộ GTVT liên quan đến tình hình triển khai đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Thi công trạm dừng nghỉ trên cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết (Ảnh: Duy Tuấn, báo Lao Động).

Thi công trạm dừng nghỉ trên cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết (Ảnh: Duy Tuấn, báo Lao Động).

Cục Đường cao tốc Việt Nam cho biết, đối với 8 trạm đã lựa chọn được nhà đầu tư, Cục Đường cao tốc Việt Nam đã ký kết hợp đồng với các nhà đầu tư từ tháng 8/2024, gồm: trạm dừng nghỉ thuộc các Dự án thành phần: Mai Sơn - QL45; Nghi Sơn - Diễn Châu; Diễn Châu - Bãi Vọt; Nha Trang - Cam Lâm; Cam Lâm - Vĩnh Hảo; Vĩnh Hảo - Phan Thiết (2 trạm); Phan Thiết - Dầu Giây.

Hiện các nhà đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, nộp ngân sách Nhà nước với giá trị 975,109 tỷ đồng.

Về công tác đền bù GPMB, Cục Đường cao tốc Việt Nam cho biết có 3/8 trạm (2 trạm trong tháng 10/2024, 1 trạm ngày 24/12/2024) cơ bản đủ điều kiện triển khai thực hiện; 2/8 trạm đã bàn giao mặt bằng một phần, còn lại 3/8 trạm chưa có mặt bằng được bàn giao.

Trong đó, 2/8 trạm đã và đang triển khai thi công theo tinh thần vừa chạy vừa xếp hàng gồm: Vĩnh Hảo - Phan Thiết (Trạm Km205+092); Phan Thiết - Dầu Giây, đáp ứng tiến độ hoàn thành một phần công trình dịch vụ công thiết yếu trước Tết Nguyên Đán.

Đối với 6/8 trạm còn lại, nhà đầu tư đang triển khai các thủ tục nội nghiệp (phê duyệt thiết kế, lựa chọn nhà thầu,...) để triển khai thi công.

Do khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng nên các trạm dừng nghỉ không thể hoàn thành các dịch vụ công thiết yếu trước Tết Nguyên đán nên Cục Đường cao tốc Việt Nam đã tham mưu Bộ GTVT ban hành Công điện số 59/CĐ-BGTVT đã chỉ đạo các nhà đầu tư tiếp quản các trạm tạm trước đây và bổ sung 1 trạm tạm mới, hoàn thành trước ngày 20/01/2025 để phục vụ người dân và phương tiện trong dịp Tết năm 2025.

“Như vậy, cùng với 5 trạm tạm đang khai thác, sẽ có thêm 2 trạm có một phần công trình thiết yếu (theo thiết kế) và bổ sung thêm 1 trạm tạm tại Dự án thành phần Nghi Sơn – Diễn Châu, đến Tết Nguyên đán sẽ có tổng số 8 trạm tạm với khoảng cách trung bình khoảng 60 km/trạm, cơ bản đáp ứng nhu cầu cho các phương tiện tham gia giao thông”, lãnh đạo Cục Đường cao tốc Việt Nam cho biết.

Hiện nay Cục Đường cao tốc Việt Nam đang phối hợp với các chủ đầu tư triển khai lựa chọn nhà đầu tư cho 13 trạm còn lại trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông.

Đây là các trạm thuộc Dự án thành phần: Quốc lộ 45 – Nghi Sơn, Hàm Nghi - Vũng Áng, Vũng Áng - Bùng, Bùng – Vạn Ninh, Vạn Ninh – Cam Lộ, Cam Lộ - La Sơn, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn (trạm Km15+620 và trạm Km77+820), Hoài Nhơn - Quy Nhơn, Quy Nhơn – Chí Thạnh, Vân Phong – Nha Trang, Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang – Cà Mau.

Đến cuối tháng 12/2024, các chủ đầu tư đã mở thầu 8/13 trạm để đánh giá hồ sơ dự thầu; 3/13 trạm đang xử lý tình huống gia hạn thêm 10 ngày do có ít hơn 3 nhà đầu tư tham dự; 2/13 trạm đang xử lý tình huống gia hạn thêm 30 ngày do không có nhà đầu tư.

Các ban quản lý dự án và Cục Đường cao tốc Việt Nam đang tập trung để rút ngắn tối đa thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả lựa chọn, đàm phán hợp đồng… dự kiến hoàn thành trong tháng 1/2025 trong trường hợp thuận lợi.

“Đồng thời tương tự như 8 trạm đang triển khai, Cục Đường cao tốc Việt Nam cũng sẽ đàm phán, đề nghị các nhà đầu tư trúng thầu rút ngắn tiến độ thi công và phấn đấu hoàn thành cơ bản các công trình dịch vụ công thiết yếu (khu vệ sinh, bãi đỗ xe) khi các dự án thành phần đưa vào khai thác sử dụng”, lãnh đạo Cục Đường cao tốc Việt Nam thông tin.

TP.HCM thông xe 4 công trình giao thông trọng điểm

Sáng 30/12, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (TCIP) phối hợp với Sở Giao thông vận tải TP.HCM tổ chức đưa 4 công trình giao thông vào phục vụ người dân.

Ông Trịnh Linh Phương, Phó giám đốc TCIP phát biểu rằng, 4 công trình cùng thông xe gồm: Cầu Phước Long nối quận 7 và huyện Nhà Bè; Hầm chui HC1 (nút giao Nguyễn Văn Linh-Nguyễn Hữu Thọ); Đường song hành Quốc lộ 50, đoạn từ đường Trịnh Quang Nghị đến Ngã 3 đường song hành và Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh); Công trình nâng cấp mở rộng đường Tân Kỳ Tân Quý trên địa bàn Quận Bình Tân.

Sau 13 tháng thi công, cầu Phước Long chính thức thông xe sáng 30/12.

Sau 13 tháng thi công, cầu Phước Long chính thức thông xe sáng 30/12.

Ông Phương phát biểu thêm, trong các công trình trên, thì Dự án cầu Phước Long được thi công trong 13 tháng kể từ khi nhận 100% mặt bằng.

Dự án có tổng mức đầu tư 737 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây lắp 168 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 515 tỷ đồng với 4 tổ chức và 72 hộ dân trên địa bàn quận 7 và huyện Nhà Bè phải tiến hành công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Trong thời gian tới, TCIP với sự hỗ trợ của Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, tiến độ giải ngân, tiếp tục hoàn thành, đưa vào phục vụ người dân trước Tết Nguyên Đán 2025 các gói thầu, dự án gồm: một đơn nguyên cầu Tăng Long; đường Dương Quảng Hàm (Giai đoạn 1); đường Hoàng Hoa Thám; đường nối Trần Quốc Hoàn – Cộng Hòa (Giai đoạn 1); cầu Tân Kỳ Tân Quý; cầu Bà Hom; cầu Bà Dạt, cầu Giồng Ông Tố 2 của nút giao An Phú; đường Lương Định Của (đoạn từ Nguyễn Hoàng đến nút giao Trần Não), Kênh Hàng Bàng (Quận 5)…

Lộ trình hoàn thành 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam trong năm 2025

Có 3 mốc tiến độ về đích của 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 trong năm 2025 gồm: 30/4; 2/9 và 31/12/2025.

Đây là thông tin được Bộ GTVT đưa ra trong Báo cáo tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Báo cáo này được Bộ GTVT công bố tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành GTVT dự kiến diễn ra vào chiều nay 30/12.

Thi công xây dựng hầm Tuy An tại Dự án thành phần cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong.

Thi công xây dựng hầm Tuy An tại Dự án thành phần cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong.

Theo đó, trong năm 2025, Bộ GTVT đặt mục tiêu đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng để hoàn thành các dự án thành phần thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 và các dự án đường bộ cao tốc khác, góp phần hoàn thành mục tiêu cả nước đưa vào khai thác 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025 .

Bộ GTVT cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư để khởi công các dự án: Dự án nâng cấp, mở rộng cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, TP. HCM - Long Thành, Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Túy Loan; cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn, cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1… ngay trong quý I và II/2025.

Đối với 12 dự án thành phần thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, dự kiến sẽ có 3 tốp dự án thành phần sẽ lần lượt về đích theo 3 mốc thời gian gắn với các dịp lễ quan trọng của đất nước là 30/4; 2/9 và 31/12/2025.

Cụ thể, có 4 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông dự kiến hoàn thành dịp 30/4/2025 gồm: Bãi Vọt - Hàm Nghi dài 35,28 km do Ban quản lý dự án Thăng Long làm chủ đầu tư; Hàm Nghi - Vũng Áng dài 54,2 km do Ban quản lý dự án Thăng Long làm chủ đầu tư; Bùng - Vạn Ninh dài 49 km do Ban quản lý dự án 6 làm chủ đầu tư.

Có 5 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông dự kiến hoàn thành dịp 2/9/2025 gồm: Vũng Áng - Bùng dài 55 km do Ban quản lý dự án 6 làm chủ đầu tư; Vạn Ninh - Cam Lộ do Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư; Hoài Nhơn - Quy Nhơn dài 70 km do Ban quản lý dự án 85 làm chủ đầu tư; Quy Nhơn - Chí Thạnh dài 61,7 km do Ban quản lý dự án 85 làm chủ đầu tư; Chí Thạnh - Vân Phòng dài 48 km do Ban quản lý dự án 7 làm chủ đầu tư.

Có 3 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông dự kiến hoàn thành trước ngày 31/12/2025 gồm: Quảng Ngãi - Hoài Nhơn dài 88 km do Ban quản lý dự án 2 làm chủ đầu tư; Cần Thơ - Hậu Giang dài 37,65 km do Ban quản lý dự án Mỹ Thuận làm chủ đầu tư và Hậu Giang - Cà Mau dài 37,65 km do Ban quản lý dự án Mỹ Thuận làm chủ đầu tư.

Theo Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT), bên cạnh các dự án có khả năng hoàn thành, thậm chí vượt tiến độ vẫn còn tới 8 dự án/281 km (Bộ GTVT 3 dự án/123 km; các địa phương 5 dự án/158 km) cần phải tập trung tháo gỡ các khó khăn về giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu xây dựng, tổ chức thi công 3 ca, 4 kíp mới có thể về đích đúng tiến độ.

Tại Khu vực đồng bằng sông Cửu Long nơi đang triển khai 5 dự án giao thông trọng điểm và Dự án Vành đai 3 TP.HCM, việc đáp ứng tổng nhu cầu vật liệu cát đắp khoảng 65,3 triệu m3 đang là nút thắt lớn, ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành theo kế hoạch đề ra.

Mặc dù các địa phương đã huy động tối đa các mỏ trên địa bàn để cung ứng cho các dự án theo chỉ tiêu được giao nhưng thủ tục cấp phép còn chậm và công suất khai thác vẫn chưa đáp ứng được tiến độ yêu cầu của các dự án.

Hiện tại, công suất bình quân theo đánh giá tác động môi trường của các mỏ đang khai thác là 76.131 m3/ngày, các mỏ đang làm thủ tục là 68.894 m3/ngày. Nếu hoàn thành thủ tục toàn bộ các mỏ đã trình hồ sơ trong tháng 12/2024 thì công suất khai thác chỉ đạt 145.025 m3/ngày, trong khi công suất cần cung ứng để đáp ứng tiến độ hoàn thành các dự án là 239.046 m3/ngày, còn thiếu 94.021 m3/ngày.

“Để đảm bảo công suất đáp ứng tiến độ thi công các dự án, việc huy động tối đa nguồn cát từ các mỏ trong khu vực (bao gồm cả cát biển) cũng như nguồn cát có sẵn trên thị trường là yêu cầu hết sức cấp bách”, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết.

Chính thức thành lập Quỹ Hỗ trợ đầu tư

Chính phủ đã ban hành Nghị định 182/2024/NĐ-CP quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư.

Nghị định này quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư (Quỹ); áp dụng đối với Quỹ, các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam đáp ứng tiêu chí và điều kiện tại Nghị định này và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ.

Quỹ Hỗ trợ đầu tư có chức năng quản lý, điều phối các nguồn lực tài chính của Quỹ để hỗ trợ cho các đối tượng quy định.

Quỹ Hỗ trợ đầu tư có chức năng quản lý, điều phối các nguồn lực tài chính của Quỹ để hỗ trợ cho các đối tượng quy định.

Theo Nghị định, Quỹ Hỗ trợ đầu tư là Quỹ quốc gia được Chính phủ thành lập, giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý; hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, không vì mục tiêu bảo toàn nguồn tài chính của Quỹ.

Quỹ trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoạt động theo mô hình tương tự đơn vị sự nghiệp công lập, theo các quy định riêng về tổ chức và cơ chế hoạt động quy định tại Nghị định này.

Quỹ có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản dự toán tại Kho bạc Nhà nước để nhận kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại đối với nguồn ngoài ngân sách nhà nước.

Quỹ có chức năng quản lý, điều phối các nguồn lực tài chính của Quỹ để hỗ trợ cho các đối tượng quy định tại Nghị định này.

Nhiệm vụ của Quỹ là tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn hợp pháp khác, theo quy định tại Nghị định này và các quy định có liên quan đến hoạt động của Quỹ; chi hỗ trợ doanh nghiệp theo đối tượng, điều kiện, nội dung và mức hỗ trợ quy định tại Nghị định này; thực hiện chế độ báo cáo, quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán và các quy định có liên quan đến hoạt động của Quỹ theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

Quỹ tổ chức hoạt động phù hợp với mục tiêu, phạm vi hoạt động của Quỹ; được thuê các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học và các cá nhân khác để hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ của Quỹ.

Nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước của Quỹ được gửi tại Ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước. Quỹ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản thu của Quỹ.

Cơ cấu tổ chức của Quỹ gồm: Hội đồng quản lý Quỹ và Cơ quan điều hành Quỹ.

Hội đồng quản lý Quỹ do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập có nhiệm kỳ 5 năm và được xem xét bổ nhiệm lại. Hội đồng quản lý Quỹ gồm Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng. Cơ cấu, tổ chức của Hội đồng quản lý Quỹ thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Cơ quan điều hành Quỹ là cơ quan thường trực của Hội đồng quản lý Quỹ, do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định thành lập, có nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan thường trực của Quỹ theo quy định tại Nghị định này; tổng hợp báo cáo đề xuất hỗ trợ đầu tư từ các địa phương và báo cáo đánh giá hồ sơ thực hiện thủ tục hỗ trợ chi phí của doanh nghiệp; tổ chức thực hiện Nghị quyết, quyết định của Hội đồng; chủ trì đánh giá hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí của các doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động và các doanh nghiệp thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ chi phí đầu tư ban đầu; thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng giao; lập hồ sơ đề nghị thanh toán theo quy định gửi Kho bạc Nhà nước.

Đầu tư 1.200 tỷ đồng xây dựng dự án WHA Industrial Zone 2 thuộc khu công nghiệp Nam cấm D

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1706/QĐ-TTg chủ trương đầu tư dự án WHA Industrial Zone 2 - Nghệ An (thuộc Khu công nghiệp Nam Cấm D), tỉnh Nghệ An.

Theo đó, Phó thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án WHA Industrial Zone 2 - Nghệ An (thuộc Khu công nghiệp Nam Cấm D); đồng thời chấp thuận nhà đầu tư là Công ty cổ phần WHA Industrial Zone Nghệ An.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Quy mô diện tích của dự án là 183,37 ha. Địa điểm thực hiện dự án tại xã Nghi Hưng, xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Dự án có vốn đầu tư là 1.200 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 216 tỷ đồng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm về những nội dung được giao thẩm định chủ trương đầu tư dự án và thực hiện quản lý nhà nước về khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan.

Các Bộ có liên quan chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định chủ trương đầu tư dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan.

UBND tỉnh Nghệ An tổ chức xây dựng và thực hiện phương án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cho thuê đất để thực hiện dự án phù hợp với các văn bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt về quy mô diện tích, địa điểm và tiến độ thực hiện dự án; chỉ đạo việc điều chỉnh quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp trong trường hợp cơ cấu sử dụng đất của dự án có thay đổi so với quy hoạch đã được phê duyệt.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo Ban Quản lý khu kinh tế Đông Nam Nghệ An và các cơ quan có liên quan theo dõi, giám sát quá trình triển khai thực hiện dự án, đảm bảo phù hợp với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát nhà đầu tư thực hiện theo quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Đông Nam Nghệ An và quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp Nam Cấm D được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoàn thành thủ tục xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; đảm bảo địa điểm, quy mô diện tích của dự án phù hp với chủ trương đầu tư dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; cơ cấu sử dụng đất của dự án và khoảng cách an toàn về môi trường tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Công ty cổ phần khu công nghiệp Nam Cấm D (nhà đầu tư) chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ dự án và văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp Nam Cấm D được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chịu mọi rủi ro, chi phí và chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định tại Điều 47 và Điều 48 Luật Đầu tư trong trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật về đất đai.

Góp đủ số vốn chủ sở hữu để thực hiện dự án theo đúng cam kết, bao gồm cả trường hợp doanh nghiệp đầu tư các Dự án khác và hoạt động kinh doanh khác ngoài Dự án này; tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan; đáp ứng đầy đủ các điều kiện đối với tổ chức khi kinh doanh bất động sản theo quy định.

Đầu tư xây dựng khu công nghiệp Phú Xuân quy mô hơn 313 ha tại Đắk Lắk

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1708/QĐ-TTg chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Phú Xuân, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.

Quy mô sử dụng đất của dự án là 313,03 ha; địa điểm thực hiện dự án tại xã Ea Drơng, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk.

Về vốn đầu tư của dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk yêu cầu nhà đầu tư rà soát, tính toán và xác định chính xác tổng vốn đầu tư của dự án.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Tiến độ thực hiện dự án: Không quá 36 tháng kể từ ngày được nhà nước bàn giao đất. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk hướng dẫn nhà đầu tư quy định cụ thể tiến độ thực hiện Dự án.

Các Bộ, cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định chủ trương đầu tư dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của Luật Đầu tư và pháp luật có liên quan.

Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk tổ chức xây dựng và thực hiện phương án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cho thuê đất để thực hiện dự án phù hợp với các văn bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt về quy mô diện tích, địa điểm và tiến độ thực hiện dự án; đảm bảo không có tranh chấp, khiếu kiện về quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án.

Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk và các cơ quan liên quan theo dõi, giám sát quá trình triển khai thực hiện dự án, đảm bảo phù hợp với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Công ty cổ phần DPV Đắk Lắk (nhà đầu tư) chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ dự án và văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tuân thủ quy định của pháp luật trong việc thực hiện dự án; thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chịu mọi rủi ro, chi phí và chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định về đầu tư và quy định của pháp luật về đất đai.

Sử dụng vốn góp vốn chủ sở hữu để thực hiện dự án theo đúng cam kết và tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan; đáp ứng đầy đủ các điều kiện đối với tổ chức khi kinh doanh bất động sản; thực hiện các thủ tục về bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư. Không khiếu kiện và tuân thủ quy định của pháp luật trong trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk xử lý việc cho thuê đất thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công khác với nội dung chủ trương đầu tư dự án (nếu có) theo đúng cam kết; chịu mọi rủi ro, chi phí và chịu hoàn toàn trách nhiệm trong trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đầu tư và quy định của pháp luật về đất đai.

Năm 2025, TP.HCM cần huy động ít nhất 600.000 tỷ đồng tổng vốn đầu tư

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký ban hành chỉ thị về việc tăng cường kỷ cương hành chính, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Theo đó, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu cần tập trung nguồn lực hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn Thành phố (GRDP) trên 10%; phấn đấu hoàn thành đạt, vượt 22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu cần tập trung nguồn lực hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn Thành phố năm 2025 trên 10%. Ảnh: Lê Toàn.

Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu cần tập trung nguồn lực hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn Thành phố năm 2025 trên 10%. Ảnh: Lê Toàn.

Kế thừa thành công trong việc thực hiện Chủ đề công tác năm 2024, tiếp tục đẩy mạnh triển khai hiệu quả Chủ đề công tác năm 2025: “Tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả; đẩy mạnh chuyển đổi số, triển khai Nghị quyết số 98 của Quốc hội; giải quyết cơ bản những vướng mắc tồn đọng của Thành phố”.

Lãnh đạo Thành phố cũng yêu cầu chuẩn bị thật tốt để triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch chung Thành phố thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.

Cùng với đó là các đề án, chương trình, Dự án trọng tâm: Trung tâm tài chính quốc tế; Đề án đường sắt đô thị TP.HCM; Đề án phát triển kết cấu hạ tầng, nghiên cứu dự án đường ven biển; Dự án đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành; Dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ; Dự án Vành đai 2; Vành đai 3; Vành đai 4; Chương trình phát triển các Trung tâm Logistic; Trung tâm Hội chợ - triển lãm quốc tế; Đề án chống ngập và xử lý nước thải Thành phố; Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2030…

Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ triển khai các đề án huy động các nguồn lực phát triển Thành phố; huy động đủ nhu cầu vốn đầu tư phát triển năm 2025 ít nhất 600.000 tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân sách khoảng 112.000 tỷ đồng, huy động các nguồn vốn xã hội khoảng 488.000 tỷ đồng.

Cơ quan này cũng là đầu mối tiếp nhận các kiến nghị, đề xuất của UBND cấp huyện trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và các kiến nghị tháo gỡ khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp; tổng hợp báo cáo tại Phiên họp UBND Thành phố thường kỳ.

Năm 2025, UBND Thành phố tiếp tục yêu cầu giữ vững, thực hiện nghiêm kỷ cương hành chính, thực hành tác phong chuẩn mực trong thực thi công vụ: giải quyết, xử lý công việc dứt điểm, đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu chung; kiên quyết xử lý tình trạng cố ý chậm trễ, đùn đẩy trách nhiệm.

Từng cơ quan, đơn vị rà soát tổng thể quy trình giải quyết công việc nội bộ điều chỉnh theo hướng hiệu quả; xây dựng cơ chế phối hợp theo tinh thần “đúng vai, thuộc bài”, “trên dưới đồng lòng”, “dọc ngang thông suốt”, tránh tình trạng đùn đẩy, né tránh, vô cảm.

Quán triệt thực hiện công thức 1 – 3 - 7 trong việc giải quyết xử lý hồ sơ tồn đọng. Cụ thể, việc tiếp nhận, phân công cán bộ thực hiện trong 1 ngày; Phối hợp xử lý trong 3 ngày; Thời hạn hoàn thành mỗi công việc không quá 7 ngày.

Đối với các Tổ công tác áp dụng công thức 3 – 3, tức là giải quyết sự việc họp không quá 3 lần; mỗi lần họp không cách nhau quá 3 tuần.

Về tháo gỡ khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, Sở Tài chính được giao làm đầu mối, theo dõi, giải quyết kiến nghị, khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước trực thuộc UBND Thành phố.

Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư Thành phố tiếp nhận, điều phối thông tin giải quyết các kiến nghị, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp; các hiệp hội doanh nghiệp; báo cáo kết quả giải quyết về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung.

Lãnh đạo TP.HCM Giao Sở Nội vụ tiếp tục triển khai Đề án xây dựng nền công vụ Thành phố hoạt động hiệu lực, hiệu quả giai đoạn 2024 - 2030; thực hiện công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo lộ trình, quy định của Trung ương.

Đồng thời theo dõi đánh giá, kiểm tra việc thực thi công vụ, kết quả thực hiện, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình công tác năm, Chủ đề năm của UBND Thành phố là một trong những cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị.

Lãnh đạo UBND Thành phố cũng yêu cầu trong năm 2025, cần tập trung triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh - gọn - mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo chủ trương của Bộ Chính trị về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017; gắn với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với đề án chuyển đổi số, đề án vị trí việc làm và cơ cấu lại, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ phẩm chất, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, có biên chế hợp lý. Triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Các cơ quan, đơn vị chủ động, phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo phù hợp với điều kiện, đặc thù của từng ngành, lĩnh vực quản lý và từng địa phương trên địa bàn Thành phố.

Đồng thời, rà soát, phân công triển khai các trọng tâm công tác, nhiệm vụ của ngành, địa phương đảm bảo không trễ hạn. Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các dự án có vướng mắc pháp lý vượt ngoài thẩm quyền.

Tập trung giải quyết các hồ sơ, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp; các nhiệm vụ, giải pháp cải cách hành chính tại cơ quan, địa phương, nhất là các giải pháp cải thiện chỉ số cải cách hành chính; triển khai thực hiện đầy đủ, hiệu quả các biện pháp tăng cường trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

Đầu tư Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 2), vốn 7.850 tỷ đồng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1707/QĐ-TTg chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Vĩnh Thạnh (giai đoạn 2), TP. Cần Thơ.

Theo Quyết định nêu trên, Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với Công ty cổ phần Thanh Bình Phú Mỹ thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Vĩnh Thạnh (giai đoạn 2), TP. Cần Thơ.

Bản đồ vị trí quy các khu công nghiệp Cần Thơ

Dự án có quy mô diện tích là 540,58 ha, với tổng vốn đầu tư là 7.850 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 1.177,5 tỷ đồng. Địa điểm thực hiện dự án tại xã Vĩnh Trinh và xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ. Tiến độ thực hiện dự án không quá 72 tháng kể từ ngày được nhà nước bàn giao đất.

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm về những nội dung được giao thẩm định chủ trương đầu tư dự án và thực hiện quản lý nhà nước về khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan.

Các Bộ có liên quan chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định chủ trương đầu tư dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan.

Đồng thời, giao UBND TP. Cần Thơ chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin, số liệu báo cáo và các nội dung thẩm định theo quy định của pháp luật; đảm bảo dự án nằm trong phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai trong Quy hoạch TP. Cần Thơ được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về đất đai; được phân bổ đủ chỉ tiêu đất khu công nghiệp để thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; quản lý chặt chẽ phần diện tích còn lại (khoảng 65,72 ha) được quy hoạch là KCN Vĩnh Thạnh (giai đoạn 2) theo đúng quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan, không được chuyển mục đích sử dụng của phần diện tích này sang mục đích khác khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Tổ chức xây dựng và thực hiện phương án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cho thuê đất để thực hiện dự án phù hợp với các văn bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt về quy mô diện tích, địa điểm và tiến độ thực hiện dự án; đảm bảo không có tranh chấp, khiếu kiện về quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án; bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo quy định.

UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ và các cơ quan có liên quan theo dõi, giám sát quá trình triển khai thực hiện dự án, đảm bảo phù hợp với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát nhà đầu tư thực hiện theo quy hoạch phân khu xây dựng KCN Vĩnh Thạnh (giai đoạn 2) đã được phê duyệt, hoàn thành thủ tục xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; đảm bảo địa điểm, quy mô diện tích của dự án phù hợp với chủ trương đầu tư dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; cơ cấu sử dụng đất của dự án và khoảng cách an toàn về môi trường tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan; thu hút các dự án đầu tư vào khu công nghiệp phù hợp định hướng tập trung phát triển các ngành công nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đối với nhà đầu tư là Công ty cổ phần Thanh Bình Phú Mỹ, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ dự án và văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tuân thủ quy định của pháp luật trong việc thực hiện dự án theo Quyết định này; thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo quy hoạch xây dựng KCN Vĩnh Thạnh (giai đoạn 2) được cấp có thẩm quyền phê duyệt…

Theo Quy hoạch TP. Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thành phố có 13 KCN với diện tích khoảng 7.473 ha. Trong đó, có 6 KCN đã thành lập với tổng diện tích là 987,57 ha. Thành phố sẽ thành lập mới 7 KCN khi đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật về KCN với tổng diện tích là 6.485,75 ha.

Tổng hợp đến nay, các KCN trên địa bàn TP. Cần Thơ có 256 dự án còn hiệu lực, thuê 330,21 ha đất công nghiệp, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,947 tỷ USD; vốn đầu tư đã thực hiện 1,295 tỷ USD. Trong đó, có 226 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,329 tỷ USD, 29 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 608,63 triệu USD và 1 dự án ODA đang hoạt động vốn đầu tư 9,49 triệu USD.

Hà Nội duyệt dự án thành phần 2 xây cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu, tổng vốn hơn 7.300 tỷ đồng

UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định 6771/QĐ-UBND phê duyệt Dự án thành phần 2: Đầu tư xây dựng cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu.

Theo Quyết định 6771/QĐ-UBND, mục tiêu đầu tư Dự án nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch, kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được xây dựng;

Phục vụ nhu cầu giao thông đi lại hằng ngày, giảm thiểu ùn tắc giao thông, góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ hình thành các khu đô thị trong khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô nói chung và khu vực nói riêng.

Phối cảnh cầu Thượng Cát.

Về quy mô, Dự án thành phần 2: Đầu tư xây dựng cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu có quy mô đường trục chính đô thị; Công trình cầu xây dựng vĩnh cửu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Phương án kết cấu cầu chính là cầu dây văng.

Tổng chiều dài cầu và đường hai đầu cầu là 5,226 km, trong đó: chiều dài đường dẫn 1.321 m, chiều dài cầu 3.904,6 m, trong đó chiều dài cầu chính L=780 m. Bề rộng cầu đảm bảo 8 làn xe (6 làn xe cơ giới và 2 làn thô sơ), bề rộng cầu chính Bc=35,0 m; bề rộng cầu dẫn Bc=31,0 m; Riêng cầu dẫn đoạn thiết kế chờ kết nối nút giao TC05 và TC13 theo quy hoạch có bề rộng thay đổi từ 31 m – 55 m.

Đường dẫn phía Nam (quận Bắc Từ Liêm) có mặt cắt ngang điển hình B=60 m (6 làn xe cơ giới + 2 làn thô sơ trên chính tuyến và 2 đường song hành), đường dẫn phía Bắc (huyện Đông Anh) có mặt cắt ngang điển hình B=50 m (4 làn xe cơ giới + 2 đường song hành).

Tổ chức giao thông gồm: Hệ thống biển báo, đèn tín hiệu đường bộ, sơn kẻ đường tổ chức giao thông; Hạ tầng kỹ thuật gồm hệ thống điện chiếu sáng giao thông, thoát nước trên cầu và hai đầu cầu.

Phần đường trong phạm vi nút giao xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước cây xanh, hào cáp kỹ thuật, PCCC... (Đường sắt đô thị số 7 đi độc lập với cầu đường bộ Thượng Cát về phía thượng lưu được nghiên cứu tại Dự án đầu tư khác).

Địa điểm xây dựng tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh, TP. Hà Nội; Diện tích sử dụng đất khoảng 28,37 ha.

Dự án đầu tư thuộc nhóm A, loại Công trình giao thông cầu đường bộ; Cấp công trình: cấp đặc biệt (Cầu chính và đường hai đầu cầu: cấp đặc biệt; cầu dẫn: cấp II).

Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư xây dựng hơn 7.302 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện từ năm 2024 - 2027.

Nghệ An chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 500 kV quy mô 2.300 tỷ đồng

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định số 142/QĐ-UBND (ngày 31/12/2024) chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Trạm biến áp 500 kV Quỳnh Lưu và đường dây đấu nối với Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT).

Mục tiêu Dự án của dự án nhằm tăng cường độ ổn định cung cấp điện cho phụ tải khu vực tỉnh Nghệ An, giảm tổn thất công suất, tổn thất điện năng trong hệ thống điện, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của EVN và EVNNPT; Góp phần nâng cao khả năng truyền tải điện, đảm bảo cung cấp điện cho miền Bắc và giải tỏa nguồn năng lượng tái tạo cho khu vực miền Trung, Nam.

Phối cảnh Trạm biến áp 500 kV Quỳnh Lưu.

Phối cảnh Trạm biến áp 500 kV Quỳnh Lưu.

Dự án có quy mô công suất thiết kế là 1.800 MVA. Phần đường dây đấu nối được thiết kế dạng tuyến, gồm các cột thép dạng tháp. Trong đó xây dựng mới 02 nhánh đường dây 500 kV, mỗi nhánh gồm 02 mạch, từ Trạm biến áp 500kV Quỳnh Lưu đấu nối chuyển tiếp trên Đường dây 500 kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu và Đường dây 500 kV Quỳnh Lưu - Thanh Hóa, chiều dài khoảng 1,44 km. Xây dựng mới đường dây 220 kV, 04 mạch, từ Trạm biến áp 500 kV Quỳnh Lưu đấu nối chuyển tiếp trên Đường dây 220 kV Nghi Sơn - Quỳnh Lưu, chiều dài khoảng 9,97 km. Xây dựng mới đoạn tuyến đường dây 35 kV đấu nối với lưới điện địa phương cấp điện tự dùng cho trạm, chiều dài khoảng 0,94km.

Tổng vốn đầu tư của Dự án là gần 2.300 tỷ đồng.

Trạm biến áp 500 kV Quỳnh Lưu dự kiến được xây dựng tại khu đồi thuộc xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Tuyến đường dây đấu nối 500 kV đi trên địa bàn xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Tuyến đường dây 220 kV đấu nối đi qua địa bàn các xã Quỳnh Châu, Ngọc Sơn, Quỳnh Hoa, Quỳnh Văn, Quỳnh Thạnh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Thời gian hoàn thiện thi công và đóng điện là 18 tháng, kể từ ngày được nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia cũng chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu, số liệu trong hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư và các văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy địn; chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư dự án, hiệu quả sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn Nhà nước và bố trí đủ vốn để thực hiện dự án theo đúng quy định pháp luật.

Phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND huyện Quỳnh Lưu để hoàn thành hồ sơ, thủ tục có liên quan theo đúng quy định.

Lập hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định và trình UBND tỉnh cấp phép theo quy định. Chấp hành nghiêm túc các quy định về công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân; đảm bảo các quy định về an toàn hành lang lưới điện, về an toàn nguồn nước, môi trường, không khí.

Quá trình triển khai thực hiện dự án tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật (về đầu tư, điện lực, doanh nghiệp, đất đai, môi trường,...), trong đó phối hợp với Ban chỉ huy Quân sự địa phương để theo dõi, giải quyết những vấn đề nảy sinh liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, thường xuyên giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn, không làm ảnh hưởng đến các hoạt động trong khu vực phòng thủ; trường hợp phát hiện di vật, cổ vật, di chỉ khảo cổ hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường di tích, danh thắng kịp thời báo cáo cho cơ quan thẩm quyền quản lý về văn hóa để có biện pháp xử lý theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

UBND huyện Quỳnh Lưu chịu trách nhiệm về tính pháp lý, việc xác định nguồn gốc, diện tích, loại đất, chủ sử dụng đất đối với từng thửa đất cụ thể trong khu đất đề xuất thực hiện dự án và các nội dung khác có liên quan theo quy định. Chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan kiểm tra rà soát, trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030, quy hoạch vùng huyện Quỳnh Lưu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp trước khi Nhà đầu tư lập thủ tục, hồ sơ xin thuê đất để triển khai thực hiện dự án.

Theo dõi, đôn đốc nhà đầu tư thực hiện dự án đúng tiến độ và đúng quy định; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, đảm bảo an ninh trật tự,... đối với dự án theo quy định của pháp luật, đồng thời kiểm tra, xử lý các vi phạm (nếu có) trong quá trình thực hiện dự án.

Định kỳ hàng quý rà soát, báo cáo tiến độ thực hiện dự án về Sở Kế hoạch và Đầu tư; cập nhật tình hình thực hiện dự án trên phần mềm theo dõi dự án đầu tư của tỉnh.

Các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa và Thể thao; Cục Thuế tỉnh theo chức năng nhiệm vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát nhà đầu tư thực hiện các thủ tục, nghĩa vụ có liên quan theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.

Bình Dương đón 23 dự án đầu tư “xông đất” đầu năm 2025 với tổng vốn 1,7 tỷ USD

Chiều 2/1, UBND tỉnh Bình Dương trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 20 dự án và trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 3 dự án với tổng vốn 1,7 tỷ USD.

Trong số 20 Dự án được trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, lĩnh vực hạ tầng và đô thị có nhiều Dự án vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng như: Dự án của Công ty cổ phần QP Township, tổng vốn đầu tư lên đến 3.800 tỷ đồng; Dự án khu nhà ở Bình Mỹ của Công ty cổ phần bất động sản Bắc Bình Dương, tổng vốn đầu tư 3.700 tỷ đồng.

Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho các doanh nghiệp

Tiếp đến là Dự án nhà ở khu phức hợp Starview của Công ty TNHH tổ chức nhà quốc gia Vĩnh Phú, tổng vốn đầu tư 3.400 tỷ đồng; Dự án khu cao ốc căn hộ Tân Việt Phát của Công ty cổ phần Bất động sản Tân Việt Phát, tổng vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng…

Trong lĩnh vực năng lượng, tỉnh Bình Dương trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Bến Cát 2, tổng vốn đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng, và Trạm biến áp 220kV Bình Mỹ tổng vốn đầu tư 441 tỷ đồng.

Còn Tổng công ty điện lực Miền Nam được trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư công trình trạm 220kV Tân Định 2 với số vốn đầu tư 247 tỷ đồng.

Trong lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp, tỉnh Bình Dương trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty cổ phần công nghiệp An Điền với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Rạch Bắp mở rộng 360 ha, tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.

Bên cạnh việc trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, UBND tỉnh Bình Dương còn trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 3 doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH đầu tư và thương mại Vista, đầu tư dự án với tổng vốn đầu tư 253 tỷ đồng; Công ty TNHH thực phẩm Farina, sản xuất xe đạp, tổng vốn đầu tư 170 tỷ đồng; Công ty TNHH in bao bì Toàn Phát, sản xuất bao bì từ giấy với số vốn đầu tư 150 tỷ đồng.

Phát biểu tại buổi lễ trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và trao giấy chứng nhận đầu tư, ông Võ Văn Minh Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, năm 2025 để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số (GRDP 10%), Bình Dương sẽ huy động tổng lực các nguồn vốn đầu tư toàn xã hội; trong đó nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp là động lực quan trọng để tạo đà bứt phát mới.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho rằng, các doanh nghiệp không chỉ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế mà còn là nguồn lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội tại địa phương.

“Sự thành công của các nhà đầu tư là sự thành công của tỉnh Bình Dương. Bên cạnh việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, Bình Dương luôn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả, bền vững" Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nhấn mạnh.

CII đề xuất làm đường trên cao đoạn qua Đồng Nai vốn đầu tư 12.800 tỷ đồng

Ngày 2/1, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi làm việc với Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) về đề xuất Dự án đường trên cao dọc Quốc lộ 51 đoạn từ ngã tư Vũng Tàu đến Cổng 11.

Theo đề xuất của CII, Dự án có 3 hạng mục gồm: xây dựng hoàn thiện nút giao ngã tư Vũng Tàu; xây dựng cầu vượt trên Quốc lộ 1 đoạn tuyến tránh thành phố Biên Hòa và xây dựng đường trên cao 6 làn xe chạy dọc tuyến Quốc lộ 51 (đoạn từ ngã tư Vũng Tàu đến Cổng 11) với chiều dài 5,5 km.

Một đoạn của đường Vành đai 3, đoạn tiếp giáp giữa TP.HCM với Đồng Nai đang được xây dựng theo hướng đi trên cao

Theo tính toán của CII, tổng mức đầu tư sơ bộ của Dự án là 12.800 tỷ đồng, được đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, việc đầu tư hoàn thiện 2 nút giao ngã tư Vũng Tàu và Cổng 11 là rất cấp bách và cần thiết vì đoạn đường này thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông do lượng xe lưu thông lớn.

Đặc biệt, khi đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đưa vào khai thác năm 2026 thì lưu lượng phương tiện đổ về 2 nút giao này sẽ còn lớn hơn.

Được biết là việc đầu tư Dự án theo đề xuất của doanh nghiệp còn gặp vướng mắc về pháp lý. Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở Giao thông Vận tải sắp xếp lịch làm việc giữa lãnh đạo tỉnh với Bộ Giao thông Vận tải để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về mặt pháp lý.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở Xây dựng phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Thành phố Biên Hòa cập nhật quy mô 2 nút giao ngã tư Vũng Tàu và Cổng 11 vào quy hoạch. Còn nhà đầu tư phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, rà soát, tính toán lại chi phí giải phóng mặt bằng của Dự án.

Trước đó, UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép tiếp tục khai thác trạm thu phí Quốc lộ 51 và trạm thu phí tuyến tránh Biên Hòa để đầu tư 2 nút giao này.

Dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là hơn 6.000 tỷ đồng. Trường hợp không thể đầu tư hình thức BOT, Đồng Nai kiến nghị Chính phủ xem xét đầu tư bằng vốn ngân sách. Trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ gần 3.200 tỷ đồng, ngân sách địa phương đầu tư hơn 2.800 tỷ đồng.

Sau đó, Bộ Giao thông Vận tải có văn bản phản hồi rằng các dự án BOT trong khu vực đã dừng thu phí, việc đầu tư bổ sung 2 nút giao nêu trên vào hợp đồng dự án BOT không khả thi. Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải cho biết chưa bố trí được nguồn vốn cho dự án đến năm 2030.

Trong khi, ngân sách của tỉnh Đồng Nai đang tập trung cùng trung ương đầu tư các tuyến đường cao tốc, vành đai nên cũng rất khó khăn. Chính vì vậy, đề xuất đầu tư Dự án của CII theo hình thức PPP được coi là phù hợp.

Đề xuất đầu tư dự án Cảng tổng hợp Nam Cửa Việt hơn 900 tỷ đồng

Công ty cổ phần Cảng tổng hợp Nam Cửa Việt và Tập đoàn Long Thuận vừa có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị để báo cáo đề xuất Dự án đầu tư xây dựng bến cảng tổng hợp Nam Cửa Việt và khu kho bãi, hậu cần cảng.

Dự án đầu tư xây dựng bến cảng tổng hợp Nam Cửa Việt và khu kho bãi, hậu cần cảng được dự kiến triển khai xây dựng tại xã Triệu An, huyện Triệu Phong, do Công ty cổ phần Cảng tổng hợp Nam Cửa Việt (là thành viên của Công ty cổ phần Tập đoàn Long Thuận) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 934,5 tỷ đồng.

Khu vực bến cảng Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị

Khu vực bến cảng Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị

Dự án sử dụng nguồn vốn tự có, tự huy động của Công ty cổ phần Cảng tổng hợp Nam Cửa Việt và hỗ trợ vốn từ Công ty cổ phần Tập đoàn Long Thuận, thời hạn thực hiện 50 năm tại xã Triệu An, huyện Triệu Phong. Dự kiến toàn bộ dự án sẽ đi vào khai thác vào năm 2028.

Mục tiêu dự án nhằm mở rộng không gian, tăng năng lực khu bến Cửa Việt, mở rộng chuỗi logistics kết nối về khu bến Cửa Việt. Phục vụ nhu cầu tập kết, xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa cho công ty, các doanh nghiệp trong Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị và hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực.

Xây dựng hạ tầng kho bãi phục vụ nhu cầu bốc xếp, lưu kho, lưu bãi, các dịch vụ logistics, trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ thông quan hàng bưu chính, chuyển phát nhanh.

Quy mô xây dựng bến cảng tổng hợp Nam Cửa Việt sẽ có diện tích 16,69 ha gồm 2 cầu cảng tiếp nhận tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 5.000DWT, công suất thiết kế 2,7 triệu tấn/năm. Khu kho bãi, hậu cần cảng có diện tích 8,74ha sẽ xây dựng các kho bãi với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.

Tại cuộc họp, đại diện Công ty cổ phần Cảng tổng hợp Nam Cửa Việt và Công ty cổ phần Tập đoàn Long Thuận đã kiến nghị UBND tỉnh Quảng Trị xem xét, thẩm định, sớm có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án để nhà đầu tư có cơ sở triển khai các bước tiếp theo; cũng như tập trung nguồn vốn, sớm triển khai tuyến đường kết nối và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đến ranh giới dự án, hỗ trợ Công ty trong giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, tích hợp diện tích dự án vào các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong các năm tới và các quy hoạch của địa phương.

Đại diện nhà đầu tư cũng kiến nghị UBND tỉnh Quảng Trị hỗ trợ, có ý kiến với Bộ Giao thông Vận tải trong quá trình thẩm định, phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Quảng Trị cập nhật, điều chỉnh lại chiều dài tuyến đê chắn cát phía Nam từ 980 m thành 430 m, làm cơ sở để tỉnh cập nhật vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và thu hồi đất để phục vụ dự án.

Tại buổi làm việc, ông Hà Sỹ Đồng, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị khẳng định, quan điểm của tỉnh luôn ưu tiên các dự án trên lĩnh vực vận tải biển và logistic nhằm khai thác lợi thế của tỉnh nằm trên Hành lang kinh tế Đông Tây, liên kết ngoại vùng để trung chuyển hàng hóa. Do đó, lãnh đạo tỉnh đồng tình, ủng hộ chủ trương dự án xây dựng bến cảng tổng hợp Nam Cửa Việt và khu kho bãi, hậu cần cảng của Công ty cổ phần Cảng tổng hợp Nam Cửa Việt.

Vì vậy, đề nghị nhà đầu tư sớm hoàn thiện hồ sơ chứng minh tài chính, làm rõ một số nội dung liên quan đến nguồn hàng, các thông số kỹ thuật đảm bảo vận hành khu vực cảng, tránh chồng chéo trong hoạt động giữa các cảng...

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị nhà đầu tư sớm lập hồ sơ, đề xuất chủ trương đầu tư nộp về Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh để chứng minh năng lực tài chính, thời gian, tiến độ, sử dụng lao động, dự báo lượng hàng… Bên cạnh đó, giao Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh phối hợp với các sở ngành rà soát, hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục liên quan trong quý I/2025; phối hợp với huyện Triệu Phong rà soát lại đất đai, điều chỉnh quy hoạch chi tiết nếu chưa phù hợp, cập nhật vào kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định.

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cũng giao Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến trực tiếp theo dõi, chỉ đạo đôn đốc tiến độ dự án báo cáo kết quả với Thường trực UBND tỉnh các khó khăn, vướng mắc. Các sở ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục liên quan theo đúng quy định. Đề nghị nhà đầu tư bố trí nhân lực, mở văn phòng tại Quảng Trị tạo điều kiện thuận lợi để dự án sớm đi vào hoạt động.

Hoàn thiện hồ sơ, phê duyệt điều chỉnh Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị trước 30/4

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị vừa có buổi làm việc với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh để nghe báo cáo thông qua phương án, ý tưởng điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng và điều chỉnh ranh giới Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị.

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng cho biết, việc điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị đến năm 2045 nhằm khắc phục những bất cập của Quy hoạch năm 2016. Đưa ra định hướng phát triển mới phù hợp chiến lược, yêu cầu phát triển của tỉnh Quảng Trị và khu vực Bắc Trung Bộ. Trong đó, tích hợp đầy đủ các nội dung, chỉ tiêu của Quy hoạch tỉnh, gắn với quy hoạch nông thôn mới và các quy hoạch chuyên ngành. Đồng thời, định hướng phát triển kinh tế biển, bảo đảm quốc phòng - an ninh, theo Nghị quyết số 26/NQ-TW về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.

Phương án điều chỉnh Quy hoạch chung Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị

Phương án điều chỉnh Quy hoạch chung Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị

The ông Hà Sỹ Đồng, những điều chỉnh mới so với Đồ án Quy hoạch đã duyệt năm 2016 gồm: Điều chỉnh, sắp xếp lại theo các phân khu lớn, mang tính định hướng, mở là linh hoạt. Điều chỉnh phạm vi, quy mô, chức năng, không gian, đất đai và khung hạ tầng chính, theo hướng xanh hóa, tích hợp tối ưu hóa công năng các phân khu.

Điều chỉnh tổng thể khu Trung tâm điện lực và năng lượng Quảng Trị. Phát triển điện gió ngoài khơi theo chiến lược kinh tế biển. Hình thành khu phức hợp sản xuất, tiếp bờ và lưu trữ, xử lý các sản phẩm năng lượng, nghiên cứu công nghệ, trung chuyển năng lượng, quy mô lớn, cấp vùng. Bố trí chuỗi các khu dịch vụ logistics nhằm khai thác lợi thế về vị trí địa lý và giao thông tại Khu kinh tế Đông Nam, đa dạng loại hình logistics cảng biển, hàng không, cảng sông, công nghiệp...

Khu sinh thái ngã ba sông Hiếu và sông Thạch Hãn và vùng nước, phát triển thủy sản kết hợp du lịch khám phá, trải nghiệm. Tăng quy mô đất công nghiệp lên hơn 800ha. Khoanh định lại khu vực phát triển nông thôn, gắn kết với khu chức năng hỗn hợp dọc tuyến trục giao thông chính. Định hướng phát triển khu vực nông nghiệp nông thôn thích ứng cao.

Bổ sung tuyến đường bao biển từ Triệu An đến Hải An, là tuyến đường bao phát triển gắn với an ninh quốc phòng tuần tra ven biển. Xác định cụ thể đoạn tuyến điện 500KV trong Khu kinh tế. Tuyến ven biển nối dài, đảm bảo thống nhất, thuận lợi và khả thi trong quá trình triển khai Dự án động lực giai đoạn đầu. Mở rộng trục Quốc lộ 15D mỗi bên 200m trở thành trục hành lang kinh tế - kỹ thuật - công nghiệp - năng lượng - dịch vụ…

Các phân khu phát triển sau điều chỉnh gồm: Khu trung tâm; khu đô thị - phát triển đô thị dịch vụ, du lịch sinh thái ven biển, hỗ trợ phát triển công nghiệp; khu vực sân bay Quảng Trị; khu nông nghiệp - nông thôn.

Theo đề xuất của đơn vị tư vấn, có 2 phương án điều chỉnh. Phương án 1 sẽ thực hiện điều chỉnh ranh giới Khu kinh tế Đông Nam theo hướng điều chỉnh tăng quy mô diện tích. Tổng diện tích điều chỉnh tăng khoảng 2.370 ha (gần 10% tổng diện tích Khu kinh tế Đông Nam).

Phương án 2 sẽ thực hiện điều chỉnh ranh giới Khu kinh tế Đông Nam theo hướng vừa điều chỉnh tăng, giảm quy mô diện tích. Tổng diện tích điều chỉnh không thay đổi sau khi điều chỉnh.

Tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Long Hải cho biết, Ban thường vụ Tỉnh ủy thống nhất với phương án về điều chỉnh ranh giới Khu kinh tế Đông Nam, tuy nhiên đề nghị UBND tỉnh tiếp tục hoàn thiện và làm rõ về các nội dung trong phương án này trên cơ sở ý kiến góp ý của các thành viên trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các kết luận đã ban hành.

Bên cạnh đó, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị cũng đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu đầy đủ, toàn diện các ý kiến tại cuộc họp và thực hiện các thủ tục pháp lý song song với quá trình trình điều chỉnh Quy hoạch.

“Về định hướng, mục tiêu của lần điều chỉnh này, Ban thường vụ Tỉnh ủy thống nhất với những nội dung UBND tỉnh đã đề ra”, ông Nguyễn Long Hải nhấn mạnh.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Long Hải yêu cầu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan phối hợp cùng đơn vị tư vấn phải hoàn thiện được hồ sơ điều chỉnh để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước 30/4/2025.

“Trong quá trình xây dựng điều chỉnh Quy hoạch phải quan tâm đến lấy ý kiến người dân, địa phương liên quan, các chuyên gia để có phương án tối ưu, khả thi nhất”, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị chỉ đạo.

Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E phải giải phóng mặt bằng xong trước 1/3/2025

Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa đề nghị đồng chí Bí thư Huyện ủy các huyện: Thăng Bình, Hiệp Đức, Phước Sơn tập trung lãnh đạo, huy động cả hệ thống chính trị tại địa phương tiếp tục khẩn trương, tích cực vào cuộc, tổ chức tuyên truyền, vận động, giải thích bằng nhiều hình thức phù hợp và Chủ tịch UBND các huyện tập trung chỉ đạo quyết liệt, kiên quyết hoàn thành dứt điểm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, bàn giao toàn bộ mặt bằng cho Ban Quản lý dự án 4 trước ngày 1/3/2025 để tổ chức triển khai thi công hoàn thành dự án đảm bảo tiến độ. Đây là thời hạn cuối cùng, không được chậm trễ.

Ngày 1/3/2025 là thời hạn cuối cùng hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng tại Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E.

Ngày 1/3/2025 là thời hạn cuối cùng hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng tại Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E.

Trong đó, ông Dũng yêu cầu khẩn trương giải quyết dứt điểm tình trạng “da beo” và bàn giao mặt bằng không liền thửa để đảm bảo điều kiện thi công. Đặc biệt đối với cầu vượt đường sắt, đề nghị đồng chí Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình tập trung, quyết liệt chỉ đạo, khẩn trương tổ chức thực hiện hoàn thành, bàn giao toàn bộ mặt bằng khu vực cầu vượt đường sắt để khởi công xây dựng.

"Các trường hợp cố tình chây ỳ, không chấp hành theo phương án bồi thường đã được phê duyệt thì khẩn trương tổ chức bảo vệ thi công hoặc cưỡng chế thu hồi đất theo đúng quy định, đảm bảo thời gian nêu trên. Nếu địa phương nào không đảm bảo tiến độ thì chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh", ông Dũng chỉ đạo.

Người đứng đầu chính quyền tỉnh Quảng Nam yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra hiện trường, hướng dẫn giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư của dự án theo thẩm quyền; kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện.

Công ty Điện lực Quảng Nam, Viễn thông Quảng Nam, Viettel Quảng Nam khẩn trương, tích cực phối hợp với địa phương, Ban Quản lý dự án 4, các đơn vị liên quan di dời toàn bộ hệ thống điện, cáp viễn thông và Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam khẩn trương di dời toàn bộ hệ thống nước sạch bị ảnh hưởng trên địa bàn huyện Thăng Bình, không được để ảnh hưởng đến việc thi công Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E.

Ban Quản lý dự án 4 tích cực phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; đồng thời, chỉ đạo các đơn vị thi công bố trí đầy đủ phương tiện, thiết bị, nhân lực khẩn trương tổ chức triển khai thi công hoàn thành từng hạng mục, đoạn tuyến công trình để đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường; thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên đường đang khai thác, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025 sắp đến.

Sở Giao thông vận tải theo dõi, tích cực hỗ trợ, giải quyết các hồ sơ, thủ tục cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật; đồng thời, thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Ban Quản lý dự án 4 trong quá trình triển khai thực hiện dự án để đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch Cảng hàng không Gia Bình tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Theo đó, UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị người đứng đầu Chính phủ xem xét chấp thuận cập nhật, bổ sung Cảng hàng không Gia Bình vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời giao cho tỉnh này phối hợp với Bộ Công an triển khai các thủ tục đầu tư Dự án theo quy định của pháp luật.

Minh họa phối cảnh bãi đỗ và đường băng sân bay Gia Bình. Ảnh: Sun Group.

Minh họa phối cảnh bãi đỗ và đường băng sân bay Gia Bình. Ảnh: Sun Group.

Theo đề xuất, Cảng hàng không Gia Bình có quy mô, cấp sân bay cấp 4E; công suất quy hoạch dự kiến là vận chuyển hành khách từ 1 - 3 triệu hành khách/năm (có dự phòng phát triển mở rộng đáp ứng công suất khoảng 5 triệu hành khách/năm); vận chuyển hàng hóa từ 250.000 - 1.000.000 triệu tấn hàng hóa/năm (có dự phòng phát triển mở rộng đáp ứng công suất từ 1,5 đến 2 triệu tấn hàng hóa/năm).

UBND tỉnh Bắc Ninh đề xuất quy hoạch bổ sung các công trình khu bay trên cơ sở tận dụng hạ tầng đã được Bộ Công an xây dựng; quy hoạch bổ sung sân đỗ máy bay phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa; quy hoạch nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, khu vực logistics và xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.

Tổng mức đầu tư Dự án Cảng hàng không Gia Bình ước khoảng 31.300 tỷ đồng.

Được biết, cùng với việc Bộ Công an triển khai ngay nghiên cứu đầu tư xây dựng sân bay Gia Bình giai đoạn 2 đạt sân bay cấp 4E đảm bảo hoạt động các chuyến bay chuyên cơ phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính khách quốc tế trên các loại tàu bay A320, A350-900, B787-9…; vận tải hàng hóa, hành khách khi có nhu cầu, UBND tỉnh Bắc Ninh đã và đang chủ động triển khai nguồn lực và các điều kiện để tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng toàn bộ sân bay khi chủ trương đầu tư xây dựng giai đoạn 2 được Thủ tướng phê duyệt.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bắc Ninh đã chủ động xây dựng, hoàn thiện Đề án nghiên cứu khả năng hình thành Cảng hàng không Gia Bình, theo hướng chuyển đổi từ sân bay chuyên dùng Gia Bình thành Cảng hàng không Gia Bình và cập nhật, bổ sung Cảng hàng không Gia Bình vào quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

“Để tăng cường hiệu quả đầu tư của Dự án, tận dụng cơ sở hạ tầng khu bay đang được đầu tư xây dựng việc hình thành Cảng hàng không Gia Bình phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa vừa đảm bảo An ninh - Quốc phòng, vừa đảm bảo phát triển kinh tế xã hội của địa phương là cần thiết”, lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết.

Hạnh Nguyên (tổng hợp )

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/bo-sung-7850-ty-dong-xay-dung-khu-cong-nghiep-vinh-thanh-1200-ty-dong-xay-dung-du-an-wha-industrial-zone-2-d238668.html