Bộ tài chính đề xuất 2 phương án điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý hồ sơ Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân. Dự thảo đề xuất hai phương án điều chỉnh, trong đó một phương án căn cứ theo biến động chỉ số giá tiêu dùng (CPI), phương án còn lại dựa trên tốc độ tăng thu nhập và GDP bình quân đầu người.
Bộ Tài chính cho biết, ngày 22/11/2012, Quốchội thông qua Luật số 26/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuếthu nhập cá nhân (TNCN) số 04/2007/QH12, có hiệu lực thi hành từ 01/7/2013. Tạikhoản 4 Điều 1 Luật Thuế TNCN số 26/2012/QH13 quy định: “Trườnghợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiêụlực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chínhphủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tạikhoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếptheo”.
Ngày 02/6/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội(UBTVQH) đã ban hành Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 điều chỉnh mức giảm trừgia cảnh (GTGC) của thuế TNCN, theo đó: Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuếlà 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụthuộc là 4,4 triệu đồng/tháng và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020.
Tại Nghị quyết số 1326/NQ-UBTVQH15 ngày23/12/2024 của UBTVQH về chương trình công tác của UBTVQH năm 2025 thì dự kiếnUBTVQH sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về điều chỉnh mức GTGC của thuế TNCN tạiPhiên họp thứ 50 (tháng 10/2025) của UBTVQH.
Theo đó, kể từ thời điểm năm 2020, trườnghợp CPI biến động trên 20% thì Chính phủ trình UBTVQH điều chỉnh mức GTGC quy địnhtại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếptheo.
Theo số liệu của Cục Thống kê đã công bốthì chỉ số CPI năm 2020 tăng 3,23%, CPI năm 2021 tăng 1,84%, CPI năm 2022 tăng3,15%, CPI năm 2023 tăng 3,25% và CPI năm 2024 tăng 3,63%.
Theo Nghị quyết số 192/2025/QH15 ngày19/2/2025 của Quốc hội bổ sung Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vơímục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, trong đó tại khoản b Điều 1 điều chỉnh chỉtiêu “Tốcđộ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5 - 5%”.
Theo đó, với mức biến động CPI năm 2025 dựkiến từ 4,5 - 5% thì biến động chỉ số CPI từ 2020 đến hết 2025 theo tính toán củaCục Thống kê sẽ vượt 20% (khoảng 21,24%).
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật số26/2012/QH13 nêu trên, cần thiết phải nghiên cứu điều chỉnh mức GTGC của thuếTNCN.
Bộ Tài chính đã dự thảo Nghị quyết củaUBTVQH điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân nhằm đảm bảothực hiện kịp thời quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật số 26/2012/QH13; đảm bảothu nhập thực tế cho người nộp thuế phù hợp với biến động của giá cả từ thời điểmnăm 2020.
Theo Bộ Tài chính, việc điều chỉnh mứcGTGC sẽ đảm bảo chính sách động viên một cách hợp lý, công bằng, góp phần nângcao đời sống của người nộp thuế, tạo dộng lực khuyến khích lao động, đồng thời,kích thích tăng mức chi tiêu hộ gia đình, tăng tiêu dùng của xã hội, góp phầnthúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
2 phương án điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnhcủa thuế thu nhập cá nhân
Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất 2 phươngán điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân như sau:
Phương án 1:
Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh mức giảmtrừ gia cảnh theo tốc độ tăng CPI theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật số26/2012/QH13. Cụ thể, điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại Điều 1 Nghịquyết số 954/2020/UBTVQH14 như sau:
- Mức giảm trừ đối vơíđối tượng nộp thuế là 13,3 triệu đồng/tháng (159,6 triệu đồng/năm);
- Mức giảm trừ đối vơímỗi người phụ thuộc là 5,3 triệu đồng/tháng.
Bộ Tài chính cho biết, việc điều chỉnh mứcmức GTGC cho người nộp thuế và cho mỗi người phụ thuộc theo biến động của chỉ sốCPI theo đúng quy định của Luật Thuế TNCN hiện hành, bám sát phương diện cơ sơả́p dụng các khoản giảm trừ theo nhu cầu thiết yếu của cuộc sống và mức độ trượtgiá từ thời điểm điều chỉnh mức GTGC gần nhất (năm 2020).
Phương án 2:
Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh mức giảmtrừ gia cảnh theo tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người và tốc độ tăng GDPbình quân đầu người.
Bộ Tài chính cho biết, theo số liệu của CụcThống kê, biến động về chỉ số thu nhập bình quân đầu người và GDP bình quân đâùngười từ năm 2020 như sau:

Căn cứ theo tốc độ tăng thu nhập bình quânđầu người và GDP bình quân đầu người năm 2025 so với năm 2020 nêu trên, Bộ Tàichính đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại Điều 1 Nghị quyết số954/2020/UBTVQH14 như sau:
- Mức giảm trừ đối vơíđối tượng nộp thuế là 15,5 triệu đồng/tháng (186 triệu đồng/năm);
- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộclà 6,2 triệu đồng/tháng.
Theo Bộ Tài chính, việc điều chỉnh mứcGTGC theo tốc độ tăng GPD bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người sẽgóp phần giảm nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế ở mức cao hơn, người dân được hưởngthành quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống xã hội được nânglên.
Thực hiện phương án này sẽ có tác động làmgiảm thu NSNN ở mức cao hơn. Tuy nhiên, mức GTGC cao hơn, đồng nghĩa với số thuếphải nộp ít đi, thu nhập khả dụng của người dân sẽ tăng lên, sẽ góp phần kíchthích tăng chi tiêu hộ gia đình, tiêu dùng xã hội và cải thiện đời sống của ngươìdân, qua đó có thể gián tiếp làm tăng thu NSNN từ các nguồn thu khác trongtrung và dài hạn.
Với mức giảm trừ dự kiến, những người cóthu nhập thấp hơn sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Tuy nhiên, việc điều chỉnh tăngmức GTGC sẽ có tác động làm giảm thu NSNN từ thuế TNCN trong một số năm đầu. Sốgiảm thu NSNN có thể được bù đắp một phần từ số tăng thu của các sắc thuế tiêudùng khác do thu nhập khả dụng của người nộp thuế tăng.
Bộ Tài chính đề xuất quy định này áp dụngtừ kỳ tính thuế năm 2026.