Bộ tộc lạ, tự 'rạch người' tạo vết sẹo để chứng tỏ điều này

Bộ tộc Chambri sống tại quốc đảo Papua New Guinea có tập tục 'rạch người' để tạo ra những vết sẹo trên cơ thể. Những vết sẹo này đánh dấu sự trưởng thành, chứng tỏ có sức khỏe và mạnh mẽ.

Tại quốc đảo Papua New Guinea ở châu Đại Dương, bộ lạc Chambri sinh sống ở khu vực gần hồ Chambri gây chú ý với tập tục "rạch người" để tạo ra những vết sẹo trên cơ thể. Tập tục này dành cho nam giới. Ảnh: guardian.ng.

Tại quốc đảo Papua New Guinea ở châu Đại Dương, bộ lạc Chambri sinh sống ở khu vực gần hồ Chambri gây chú ý với tập tục "rạch người" để tạo ra những vết sẹo trên cơ thể. Tập tục này dành cho nam giới. Ảnh: guardian.ng.

Theo đó, khi nam giới bộ tộc Chambri sẽ có những vết sẹo gợn sóng giống như lớp vảy của da cá sấu. Ảnh: pagahill.

Theo đó, khi nam giới bộ tộc Chambri sẽ có những vết sẹo gợn sóng giống như lớp vảy của da cá sấu. Ảnh: pagahill.

Tập tục này của người Chambri được cho xuất phát từ truyền thuyết của người dân bản địa. Họ tin rằng, vào thời xa xưa, loài cá sấu di cư từ sông Sepik đi theo hồ Chambri vào đất liền và tiến hóa thành con người. Ảnh: pagahill.

Tập tục này của người Chambri được cho xuất phát từ truyền thuyết của người dân bản địa. Họ tin rằng, vào thời xa xưa, loài cá sấu di cư từ sông Sepik đi theo hồ Chambri vào đất liền và tiến hóa thành con người. Ảnh: pagahill.

Tổ tiên của người Chambri tiến hóa từ loài bò sát này. Do vậy, cá sấu trở thành loài linh thiêng, mang tính biểu tượng đối với bộ tộc Chambri. Ảnh: pagahill.

Tổ tiên của người Chambri tiến hóa từ loài bò sát này. Do vậy, cá sấu trở thành loài linh thiêng, mang tính biểu tượng đối với bộ tộc Chambri. Ảnh: pagahill.

Khi trên 10 tuổi, những bé trai trong bộ tộc Chambri sẽ bắt đầu thực hiện tập tục "rạch người". Tộc trưởng thường trực tiếp dùng những vật sắc nhọn tạo ra những vết rạch trên lên ngực, sống lưng, bả vai của đứa trẻ. Ảnh: pagahill.

Khi trên 10 tuổi, những bé trai trong bộ tộc Chambri sẽ bắt đầu thực hiện tập tục "rạch người". Tộc trưởng thường trực tiếp dùng những vật sắc nhọn tạo ra những vết rạch trên lên ngực, sống lưng, bả vai của đứa trẻ. Ảnh: pagahill.

Quá trình thực hiện tập tục này đòi hỏi đứa trẻ phải chịu đựng sự đau đớn lớn. Để giảm cơn đau, chúng được cho nhai lá cây thuốc. Ảnh: wandertours.

Quá trình thực hiện tập tục này đòi hỏi đứa trẻ phải chịu đựng sự đau đớn lớn. Để giảm cơn đau, chúng được cho nhai lá cây thuốc. Ảnh: wandertours.

Quá trình thực hiện tập tục "rạch người" kéo dài cho tới khi nam giới bộ tộc Chambri khoảng 25 tuổi. Theo thời gian, họ sẽ có những vết sẹo lồi khắp cơ thể. Ảnh: wandertours.

Quá trình thực hiện tập tục "rạch người" kéo dài cho tới khi nam giới bộ tộc Chambri khoảng 25 tuổi. Theo thời gian, họ sẽ có những vết sẹo lồi khắp cơ thể. Ảnh: wandertours.

Những đứa trẻ chịu được sự nỗi đau khi thực hiện tập tục "rạch người" là bằng chứng cho thấy họ đã trưởng thành, có sức khỏe và mạnh mẽ như cá sấu. Khi ấy, họ có thể lấy vợ, sinh con và được mọi người trong cộng đồng tôn trọng. Ảnh: remotelands.

Những đứa trẻ chịu được sự nỗi đau khi thực hiện tập tục "rạch người" là bằng chứng cho thấy họ đã trưởng thành, có sức khỏe và mạnh mẽ như cá sấu. Khi ấy, họ có thể lấy vợ, sinh con và được mọi người trong cộng đồng tôn trọng. Ảnh: remotelands.

Mời độc giả xem video: Cuộc sống của bộ tộc “người cá” lặn biển như “nhảy múa".

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bo-toc-la-tu-rach-nguoi-tao-vet-seo-de-chung-to-dieu-nay-2065981.html