Bộ Y tế trả lời kiến nghị cử tri về lĩnh vực quản lý của ngành Y tế

Bộ Y tế nhận được Công văn số 1611/BDN ngày 21-11-2023 của Ban Dân nguyện về việc trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, trong đó có một số kiến nghị của cử tri tỉnh Tiền Giang.

- Cử tri tiếp tục phản ánh việc chuyển tuyến khám chữa bệnh diện bảo hiểm y tế ở các bệnh viện tuyến đầu gây khó khăn cho nhân dân, nhất là các bệnh nan y mà tuyến huyện, tỉnh không đủ cơ sở vật chất thuốc đặc trị như: Ung thư, tim mạch, tai biến mạch máu não... Kiến nghị đề xuất Chính phủ thông tuyến khám chữa bệnh trên phạm vi toàn quốc và sớm áp dụng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng tích hợp thẻ Căn cước công dân cho phù hợp với tình hình hiện nay.

Bộ Y tế trả lời:

+ Về thông tuyến khám chữa bệnh trên phạm vi toàn quốc

Thủ tục chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đã được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14-4-2014 của Bộ Y tế quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, việc chuyển tuyến chỉ được thực hiện khi cơ sở khám chữa bệnh không đảm bảo về
điều kiện chuẩn đoán và chữa trị, phải chuyển tuyến lần lượt từ tuyến: Xã, huyện, tỉnh, trung ương.

Theo quy định Luật Bảo hiểm y tế, từ ngày 1-1-2016 người tham gia bảo hiểm y tế đã được thông tuyến huyện về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, nghĩa là người dân được khám chữa bệnh ở bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào trong tuyến huyện trong phạm vi tỉnh (Khoản 4 Điều 22) và được khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện trong phạm vi toàn quốc (Khoản 3 Điều 22).

Từ ngày 1-1-2021, người tham gia bảo hiểm y tế được thông tuyến tỉnh toàn quốc, nghĩa là được khám chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh trên phạm vi toàn quốc; được hưởng 40% khi khám chữa bệnh nội trú tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến trung ương. Việc mở rộng thông tuyến bảo hiểm y tế đối với tuyến trung ương cần được nghiên cứu, xem xét để tránh quá tải cho tuyến trung ương, tăng cường khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ở tuyến cơ sở và bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm y tế.

+ Việc áp dụng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng tích hợp thẻ Căn cước công dân

Bộ Y tế đã chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở khám chữa bệnh triển khai kế hoạch và nguồn lực tiếp đón, khám chữa bệnh cho người bệnh có Căn cước công dân gắn chíp có tích hợp mã thẻ Bảo hiểm y tế hoặc qua ứng dụng định danh điện tử quốc gia của Bộ Công an.

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến ngày 16-10-2023, gần 100% cơ sở khám chữa bệnh tham gia khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trong toàn quốc đã triển khai khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng Căn cước công dân gắn chip, với trên 40,6 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng Căn cước công dân gắn chíp thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Trong thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục ban hành văn bản để đôn đốc các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn quốc đây mạnh triển khai tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng Căn cước công dân gắn chíp hoặc qua ứng dụng VNeID của Bộ Công an. :

Ngoài ra, Bộ Y tế cùng Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ xác thực sinh trắc trong tiếp nhận bệnh nhân khám chữa bệnh tại một số bệnh viện tại TP. Hà Nội và tỉnh Quảng Bình.

Tuy nhiên, việc xác thực sinh trắc học trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là vấn đề mới, cần được rút kinh nghiệm khi thực hiện thí điểm, hoàn thiện quy trình để triển khai rộng rãi. Bộ Y tế sẽ tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm việc triển khai thí điểm và xây dựng, hướng dẫn triển khai rộng rãi trong năm 2024.

- Cử tri phản ánh hiện nay mức lương cơ sở tăng từ 1.400.000 đồng lên 1.800.000 đồng dẫn đắn phí bảo hiểm y tế tăng theo, gây ảnh hưởng rất lớn đến việc vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế. Đề nghị xem xét có kiến nghị Chính phủ tăng mức hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho người dân.

Bộ Y tế trả lời:

Bảo hiểm y tế thực hiện trên nguyên tắc bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế, về mức đóng, mức hưởng bảo hiểm y tế được quy định cụ thể trong Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn được tính toán dựa vào khả năng đóng góp của các nhóm đối tượng, mức lương cơ sở, phạm vi quyền lợi và khả năng cân đối Quỹ Bảo hiểm y tế; các bộ, ngành và các - Đại biểu Quốc hội đã thảo luận rất kỹ trước khi quyết định.

Những đối tượng chính sách xã hội đã được Nhà nước mua thẻ Bảo hiểm y tế: Người nghèo, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng... được Nhà nước đóng (100%), người thuộc hộ gia đình cận nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% mức đóng: Người thuộc hộ gia đỉnh nông lâm, ngư và diêm
nghiệp có mức sống trung bình được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng; trường hợp tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình được giảm trừ dần từ thành viên thứ hai trở đi (người thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50%, 40% mức đóng của người thứ nhất) khi tất cả thành viên hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế.

Vì vậy, mức đóng quy định như hiện nay là tương đối phù hợp, đảm bảo tương đối mức đóng so với mức hưởng, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế và cân đối thu chỉ Quỹ Bảo hiểm y tế.

Trên đây là nội dung trả lời đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Tiền Ciang liên quan đến lĩnh vực y tế, Bộ Y tế trân trọng kính gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội để thông tin tới cử tri.

P.V

Nguồn Ấp Bắc: http://baoapbac.vn/ban-doc/202401/bo-y-te-tra-loi-kien-nghi-cu-tri-ve-linh-vuc-quan-ly-cua-nganh-y-te-1002555/