Bom FAB-3000 quá ghê gớm, đánh chệch vẫn phá hủy mục tiêu

Hôm 21/6, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga lặp lại cuộc tấn công thử nghiệm siêu bom FAB-3000 có bộ điều chỉnh UMPC ở khu vực Lyptsi, trên hướng Kharkov.

Lực lượng Hàng không của nhóm quân Sever (phương Bắc) của Lực lượng Vũ trang Nga tiếp tục thử nghiệm tính hiệu quả của bom liệng loại 3000 kg (FAB-3000) với module điều khiển và hiệu chỉnh. Hôm 21/6, loại bom này đã giáng đòn thứ hai vào vị trí tạm thời của quân Ukraine.

Như các nguồn tin của Bộ Quốc phòng Nga làm rõ, mục tiêu ngày 21/6 của FAB-3000 M54 với UMPC là điểm đóng quân của tiểu đoàn 3 thuộc lữ đoàn đặc nhiệm số 13 của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine ở Lyptsi, vùng Kharkov.

Theo nguồn tin, vụ tấn công của quả bom này, mặc dù không chính xác vào tòa nhà mà chỉ nổ bên cạnh, cũng đã khiến quân số của đơn vị Ukraine mất giảm đi ít nhất 70 người.

Trong video có thể nhận thấy rõ độ lệch của quả bom cũng tương tự như trường hợp đầu tiên sử dụng FAB-3000, chỉ là vài mét đến khoảng chục mét. Nhưng với lượng nổ 3 tấn của loại bom này, có thể coi là mục tiêu dự định đã bị đánh trúng bởi sức công phá quá lớn của nó.

Giới chuyên gia Nga cho rằng module điều khiển và hiệu chỉnh cho quả bom trên không nặng ba tấn đã được tạo ra từ đầu và không phải chỉ dành cho riêng nó nên độ chính xác như vậy đã là khá cao.

Rõ ràng là việc thử nghiệm cần có thêm thời gian nhưng chỉ như vậy đã tạo ra sức công phá rất mạnh. Nếu độ chính xác của bom được hiệu chỉnh chuẩn thì sức tàn phá của nó sẽ còn ghê gớm hơn nữa.

Khối lượng của chất nổ đã gây ra bán kính sát thương khoảng 230 mét và các mảnh vỡ vẫn giữ được sức công phá khi bắn rải rác trong bán kính hơn một km.

Không chỉ công bố của Nga mà kết quả của vụ tấn công của quả bom trên không FAB-3000 M54 đầu tiên từ UMPC xuất hiện ngày hôm qua đã được nguồn thông tin từ phía Ukraine xác nhận hôm 21/6.

Như trong đoạn đầu của clip được công bố, tòa nhà gần như đã bị phá hủy, sóng xung kích khiến các chiến binh Lực lượng Vũ trang Ukraine bên trong hầu như không có cơ hội sống sót.

Việc không có miệng hố bom tại địa điểm phát nổ cho thấy cầu chì của bom đã được thiết lập cho một vụ nổ tức thời và toàn bộ năng lượng phát nổ được dành cho hiệu ứng phân mảnh nổ mạnh trùm vào mục tiêu.

Hoàng Đức

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/bom-fab-3000-qua-ghe-gom-danh-chech-van-pha-huy-muc-tieu-post688633.html