'Bóng ma tàng hình' B-2 được Mỹ nâng cấp

Mỹ quyết định nâng cấp oanh tạc cơ tàng hình B-2 lên chuẩn Spirit Realm 1. Theo đó chiếc máy bay ném bom có hệ thống cảm biến và phần mềm mới, cũng như tích hợp thêm các vũ khí hiện đại.

Không quân Mỹ đã cho ra mắt bản nâng cấp của oanh tạc cơ tàng hình B-2 Spirit nhân kỷ niệm 35 năm chuyến bay đầu tiên.

Theo đó chiếc oanh tạc cơ này sẽ được bổ sung hệ thống thông tin liên lạc và các loại vũ khí mới.

Chiếc B-2 nâng cấp sẽ giúp không quân Mỹ duy trì sức mạnh cho tới khi họ được bổ sung oanh tạc cơ B-21 Raider thế hệ mới (dự kiến đi vào biên chế đầu những năm 2030).

Có tên gọi là Spirit Realm 1, hay còn gọi tắt là SR 1, bản nâng cấp máy bay ném bom B-2 được hãng Northrop Grumman thực hiện.

Dù vậy tiến độ của chương trình nâng cấp vẫn chưa được công khai.

Hãng tin TWZ đã liên hệ với Northrop Grumman để tìm hiểu song chưa đạt kết quả.

Bằng cách bổ sung kiến trúc mở, bản nâng cấp SR 1 cho phép nhà phát triển dễ dàng tích hợp và nâng cấp phần mềm theo thời gian. .

Northrop Grumman cũng cho biết bản nâng cấp nhằm "nâng cao khả năng sống sót của B-2" trong điều kiện tác chiến hiện đại.

Giới phân tích cho rằng, bản nâng chấp chủ yếu tập trung vào làm mới hệ thống điện tử và cải thiện buồng lái, bên cạnh đó là tích hợp các loại vũ khí mới được Mỹ phát triển gần đây.

Giới phân tích cho rằng, bản nâng chấp chủ yếu tập trung vào làm mới hệ thống điện tử và cải thiện buồng lái, bên cạnh đó là tích hợp các loại vũ khí mới được Mỹ phát triển gần đây.

“Chúng tôi đang nhanh chóng triển khai tích hợp hệ thống phần mềm mới, từ đó nhằm nâng cao hiệu suất thực hiện nhiệm vụ của phi đội B-2", ông Jerry McBrearty, giám đốc quản lý chương trình nânc cấp B-2, giải thích trong thông cáo báo chí.

Với bản nâng cấp SR 1, hệ thống cảm biến trên oanh tạc cơ B-2 sẽ được thay thế mới để tương thích với các phần mềm điều khiển nâng cấp được tích hợp.

Vào năm 2019, Mỹ đã tiến hành hiện đại hóa Hệ thống Quản lý Phòng thủ (DMS-M) trên những chiếc oanh tạc cơ B-2.

Vào thời điểm đó, Northrop Grumman mô tả DMS-M là "sự cải tiến lớn nhất từ trước đến nay đối với máy bay ném bom tàng hình này".

Các tuyên bố công khai về DMS-M cho thấy chúng tập trung nhiều vào khả năng tác chiến điện tử.

DMS-M cũng giúp việc chia sẻ dữ liệu đa nền tảng tốt hơn, theo đó oanh tạc cơ B-2 có thể trao đổi và tiếp nhận thông tin với các trung tâm chỉ huy, hệ thống radar cảnh giới và các hệ thống phòng không tích hợp.

Đại tá Frank Marino, lãnh đạo cấp cao về vật tư, quản lý chương trình oanh tạc cơ B-2, cho biết: "Việc chúng tôi triển khai nhà máy phần mềm đang mở ra cánh cửa mới cho B-2 để chúng có thể trang bị các vũ khí mới, giúp nâng cao năng lực răn đe".

Về những vũ khí sẽ được B-2 nâng cấp tích hợp sẽ bao gồm bom phá boongke GBU-72/B mới được phát triển.

Bom xuyên GBU-72/B dự kiến sẽ trở thành vũ khí chủ chốt được sử dụng để tiêu diệt các sở chỉ huy, kho đạn dược và nhiều loại mục tiêu quan trọng khác nằm dưới lòng đất.

Thông tin rò rỉ cho thấy, bom GBU-72/B mạnh hơn nhiều so với sản phẩm trước đó GBU-28 - đây là loại bom có khả năng xuyên sâu tới 30 mét đất, hoặc 6 mét bê tông cốt thép.

Những vũ khí khác thậm chí có thể bao gồm tên lửa siêu thanh hiện đang được phát triển cũng sẽ được tích hợp cho oanh tạc cơ B-2.

Rất có thể tên lửa hành trình phóng từ trên không AGM-181A Long Range Stand-Off (LRSO) cũng sẽ được B-2 trang bị.

Đầu năm nay, không quân Mỹ đã xác nhận rằng, do chi phí và sự phức tạp liên quan, họ sẽ không sửa chữa chiếc B-2 đã hạ cánh khẩn cấp và bốc cháy tại Căn cứ không quân Whiteman ở Missouri vào ngày 10/12/2022.

Tổng cộng chỉ có 21 chiếc B-2 được chế tạo, chúng được hoàn thiện tại Nhà máy 42 bắt đầu đưa vào trang bị cuối những năm 1980.

Không quân Mỹ đã mất một chiếc trong vụ tai nạn tại Căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam vào năm 2008.

Mỗi chiếc oanh tạc cơ B-2 đều trải qua chu kỳ bảo dưỡng trong kho theo chương trình được lập trình sẵn sau mỗi 9 năm hoạt động.

Đợt bảo dưỡng định kỳ bao gồm một đợt đại tu và phủ lại toàn bộ lớp vật liệu hấp thụ radar đặc biệt cho lớp vỏ và lớp sơn, thông thường sẽ có hai chiếc B-2 ở Nhà máy 42 để bảo dưỡng tại kho vào bất kỳ thời điểm nào.

Không chỉ đội bay nhỏ, mà oanh tạc cơ B-2 còn cực kỳ tốn kém trong việc vận hành và bảo dưỡng, theo thời gian, việc này càng trở nên tốn kém và phực tạp hơn.

Máy bay B-2 Spirit lấy ý tưởng từ những chú chim với hình dáng khí động học độc đáo giúp chúng có thể xâm nhập sâu vào không phận đối phương mà không bị phát hiện.

Người Mỹ đã thành công khi thêm những thành tố tổng hợp vào trong chất liệu chế tạo cánh, đáng chú ý nhất là sợi carbon để tạo nên một chiến đấu cơ có độ bền cơ học cao. Chiếc B-2 Spirit được cấu tạo bởi 80% là vật chất tổng hợp, đa phần là sợi carbon.

Khung bên trong được kết nối với thân và nơi đặt bình nhiên liệu lớn nhất, thì được làm bằng titan và nhôm. Vật liệu tổng hợp không chỉ khiến chiếc B-2 Spirit nhẹ hơn mà nó cũng là một chất liệu hấp thu sóng radar rất tốt, cho phép chiếc máy bay ném bom này có thể tàng hình được trước radar đối phương.

Hãng chế tạo vũ khí Northrop Grumman phát triển cho máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit được gọi là Flying Wing – “thân cánh liền khối” và không cần dùng tới cánh đuôi.

Hãng chế tạo vũ khí Northrop Grumman phát triển cho máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit được gọi là Flying Wing – “thân cánh liền khối” và không cần dùng tới cánh đuôi.

B-2 trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy F118-GE-100 cho phép đạt tốc độ 1.010 km/h, tầm bay 10.400km, trần bay 15.000 m.

Từ khi đi vào biên chế đến nay, B-2 Spirit đã tham gia hàng chục phi vụ ném bom vào lãnh thổ đối phương và thu được hiệu suất đáng nể.

Từ khi đi vào biên chế đến nay, B-2 Spirit đã tham gia hàng chục phi vụ ném bom vào lãnh thổ đối phương và thu được hiệu suất đáng nể.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/bong-ma-tang-hinh-b-2-duoc-my-nang-cap-post583348.antd