BYD đang trở thành cơn ác mộng đối với các đối thủ
Hãng xe điện hóa bán chạy nhất thế giới BYD đang dần trở thành cơn ác mộng đối với các tên tuổi lớn như Toyota, Tesla, Huyndai hay Ford.
“Trung Quốc vẫn chưa tạo ra được một thương hiệu quốc tế nào có sự nhận diện và được đánh giá cao trên toàn thế giới. Đã đến lúc các nhà sản xuất Trung Quốc phải thay đổi trật tự của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu và tiến xa tới các thị trường rộng lớn hơn”.
Đó là lời của ông Wang Chuanfu, người sáng lập và Chủ tịch hãng xe BYD (Build Your Dreams), người đã phát biểu tại lễ kỷ niệm chiếc xe điện thứ 5 triệu của thương hiệu này vào tháng 8/2023.
Chưa đầy một năm sau khi ông đưa ra phát biểu đó, BYD nhanh chóng nổi lên như thương hiệu ô tô đầu tiên của Trung Quốc được công nhận trên toàn cầu.
Doanh số bán hàng của BYD tăng hơn 54% trong nửa đầu năm 2024, phần lớn nhờ sự góp sức của 2 mẫu xe mới là chiếc sedan điện Seal và mẫu plug-in hybrid Sealion 6. Đây mới chỉ là sự khởi đầu, đại diện của BYD Automotive tại Úc, ông Luke Todd, đã xác nhận rằng mẫu xe Shark PHEV sẽ có mặt tại các showroom trên đất nước này trước cuối năm nay.
Gia nhập sân chơi còn có chiếc BYD Seal DM-I với phạm vi lái xe 2.100 km; Toyota LandCruiser Prado cạnh tranh cùng với Fang Cheng Bao 5 và mẫu Sealion mới ra mắt (thay thế cho Song L), những cái tên này đều là ứng cử viên sáng giá trên bảng xếp hạng doanh số.
Theo các chuyên gia, xe điện hóa về cơ bản được chia làm 4 loại, bao gồm: HEV (Xe điện hybid hay xe lai) dùng động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu; PHEV (Xe điện hybid sạc ngoài hay xe lai sạc ngoài) chạy bằng điện sạc từ nguồn bên ngoài, có tích hợp động cơ đốt trong; BEV (Xe điện hoàn toàn hay xe thuần điện) chạy hoàn toàn bằng điện được sạc từ nguồn bên ngoài; FCEV (Xe điện pin nhiên liệu) sử dụng khí hydro từ bình nén trộn với oxy lấy từ không khí để tạo ra điện để chạy xe.
Tuy đó chỉ là câu chuyện của tương lai, nhưng ngành công nghiệp ô tô vẫn cần dè chừng bởi vì tôn chỉ của BYD là tập trung vào “dòng xe năng lượng mới” để phù hợp với xu hướng thị trường thay vì chỉ giới hạn ở các mẫu xe chạy thuần điện.
Động cơ đốt trong có thể vẫn là động cơ chiếm ưu thế, nhưng các báo cáo doanh thu nửa đầu năm đều cho thấy xe điện tăng trưởng 16,5% trong khi xe hybrid tăng 113,3% và xe điện plug-in hybrid (PHEV) tăng 129,6%. Như vậy, có thể thấy BYD đang có mặt ở các phân khúc có chỉ số tăng trưởng cao.
Tìm hiểu sâu hơn, chỉ trong tháng đầu tiên mở bán, mẫu Sealion 6 đã bán được nhiều hơn một số đối thủ lâu đời hơn trong phân khúc SUV cỡ trung, bao gồm Atto 3, Honda ZR-V, MG HS, Peugeot 3008 và Renault Koleos. Nếu tiếp tục đi theo quỹ đạo đó, nó có thể trở thành một trong những sản phẩm bán chạy nhất trong phân khúc này vào cuối năm 2025.
Đối với chiếc Seal chạy hoàn toàn bằng điện, đây là mẫu sedan cỡ trung bán chạy thứ ba ở Úc (trên cả thị trường bình dân và cao cấp) chỉ sau Toyota Camry và Tesla Model 3 và vượt mặt cả Mazda6, BMW 3-Series cũng như Mercedes-Benz C-Class.
Đồng thời, BYD không những thành công vang dội ở Úc mà còn đang mở rộng phạm vi hoạt động ở châu Âu và châu Á. Tuần vừa qua, BYD đã chính thức ra mắt thị trường Việt Nam với kế hoạch mở rộng thần tốc.
Có vẻ như ông Wang Chuanfu đang dần biến giấc mơ về một cường quốc ô tô Trung Quốc toàn cầu trở thành hiện thực.