Cà Mau: Cây đước cổ thụ ở đất mũi

Trên vùng đất đồng bằng sông Cửu Long, mỗi một nơi lại phù hợp thổ nhưỡng cho từng loại cây trồng khác nhau. Nếu đất ở xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đã nuôi dưỡng cây măng cụt trăm năm qua. Thì tại Cà Mau, Đước là một trong những loài cây sinh sống ở vùng đất ngập mặn, đặc trưng ở vùng Đất Mũi. Bộ rễ của cây đước tỏa ra, cây này san sát cây kia tạo nên hệ sinh thái độc đáo, là linh hồn cho sản phẩm du lịch của vùng đất Mũi. Đặc biệt, nơi đây có một cây Đước cổ thụ, có tuổi đời gần 100 năm tại ấp Tam Hiệp, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển thu hút du khách tìm đến khám phá.

Đước là một trong những loài cây đặc trưng ở vùng đất Mũi Cà Mau. Tôi đang đứng bên cạnh cây được cổ thụ. Theo chủ nhân của cây này thì cây có tuổi đời đã gần 100 năm.”

Gia đình ông Lê Minh Tỵ ở ấp Tam Hiệp, thị trấn Rạch Gốc là chủ nhân của cây đước này. Theo gia đình, năm 1980 khi nhận giao khoán đất rừng thì cây đước này đã có từ lâu đời. Thời điểm đó, khi khai thác, cây này không thể cắt được vì tán quá rộng cùng với bộ rễ rất lớn, khó khăn trong việc di chuyển nên giữ lại làm giống.

Đước là loài cây thân gỗ, mọc thẳng và thân hình tròn. Đặc biệt có bộ rễ theo hình chùm, bám sâu giúp cây vững chắc. Thông thường cây đước khi đạt đến 16 năm tuổi thì cây không còn cao nữa mà chỉ có phần thân tiếp tục to ra, tạo thành tán rộng. Đồng thời, là nơi để cho tôm, cua, cá trú ngụ, phát triển. Tán cây rộng cũng là nơi làm tổ của các loài chim, một số loài bò sát… Riêng cây đước cổ thụ có nét đặc trưng riêng.

Cây đước gần gũi và thân quen với người dân ở vùng đất Mũi. Việc giữ gìn và phát huy giá trị cây đước cổ thụ là cần thiết để góp phần quảng bá hình ảnh đặc trưng vùng đất Cà Mau đến với bạn bè gần xa.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Chí Điển - Công Tràng

Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/ca-mau-cay-duoc-co-thu-o-dat-mui-235751.htm