Các hãng xe Nhật 'đi không được, ở chẳng xong' tại Trung Quốc

Sau nhiều thập kỷ xây dựng hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản gần đây đã chuyển sang chế độ cắt giảm nguồn nhân lực.

Cuộc cạnh tranh với các nhà sản xuất xe điện trong nước ở Trung Quốc ngày một khốc liệt hơn khiến các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang xem xét liệu có nên tránh các đối thủ tại đất nước tỷ dân để dồn lực cho các thị trường thành trì khác hay không.

ĐI HAY Ở?

Trong nửa đầu năm tài chính năm nay, khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 - Honda, Nissan, Mazda, Mitsubishi Motors và Subaru báo cáo doanh số bán ô tô tại Trung Quốc giảm so với cùng kỳ năm trước. Riêng Toyota có doanh số bán hàng tại Trung Quốc ít thay đổi so với một năm trước nhưng nhà sản xuất ô tô này vẫn coi thị trường tỷ dân là một trong những mối quan tâm đặc biệt.

Tệ nhất phải kể đến Mitsubishi, doanh số bán hàng của hãng này tại Trung Quốc giảm 60%, trong khi Subaru và Nissan giảm lần lượt 37% và 20%.

Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài, bao gồm cả các thương hiệu Nhật Bản, đang ngày càng bị các đối thủ địa phương, trong đó có hãng xe điện BYD, đẩy ra khỏi Trung Quốc. Khi các phương tiện chạy bằng pin chiếm thị phần lớn hơn trên thị trường, các công ty Trung Quốc lần đầu tiên bán được nhiều xe du lịch hơn các thương hiệu nước ngoài.

Năm nay BYD lần đầu tiên vượt qua Volkswagen để trở thành thương hiệu ô tô bán chạy nhất tại Trung Quốc. Tesla là thương hiệu Mỹ duy nhất lọt vào danh sách 10 hãng bán xe hàng đầu tại Trung Quốc trong nửa đầu năm nay, khi Ford và các hãng khác đã giảm đầu tư vào đó.

Tuy nhiên, VW và General Motors vẫn cam kết với Trung Quốc với kế hoạch triển khai xe điện.

 Năm nay BYD lần đầu tiên vượt qua Volkswagen để trở thành thương hiệu ô tô bán chạy nhất tại Trung Quốc.

Năm nay BYD lần đầu tiên vượt qua Volkswagen để trở thành thương hiệu ô tô bán chạy nhất tại Trung Quốc.

Tháng trước, Mitsubishi cho biết họ sẽ rút khỏi hoạt động chung với Tập đoàn ô tô Quảng Châu, chấm dứt hoạt động sản xuất tại Trung Quốc. Thông báo này được đưa ra sau khi Mitsubishi chỉ bán được 31.826 xe trong nước vào năm trước, giảm so với 123.581 chiếc vào năm 2019 trước đại dịch.

Kentaro Matsuoka, giám đốc tài chính của Mitsubishi cho biết: “Việc chuyển đổi sang xe điện đang tăng tốc nhanh hơn dự kiến và sự lựa chọn về thương hiệu cũng như phân khúc của người tiêu dùng đã thay đổi đáng kể”.

Động lực thay đổi tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới đang khiến các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản phụ thuộc nhiều hơn vào Mỹ, nơi doanh số bán hàng đang bùng nổ. Nhờ nhu cầu mạnh mẽ ở Mỹ, Toyota, Mazda và Subaru đều nâng dự báo lợi nhuận hoạt động cho năm hiện tại lên khoảng 40% hoặc hơn.

Mazda hôm thứ ba đã hạ nhẹ dự báo doanh số toàn cầu của mình mặc dù dự đoán doanh số bán hàng ở Mỹ sẽ cao hơn nhiều, do hoạt động kém hiệu quả ở Trung Quốc và Thái Lan. Giám đốc tài chính Jeffrey Guyton cho biết tại hai quốc gia châu Á, doanh số bán xe điện mạnh mẽ đã khiến nhu cầu đối với ô tô chạy bằng xăng của Mazda giảm.

Sau nhiều thập kỷ xây dựng hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản gần đây đã chuyển sang chế độ cắt giảm nguồn nhân lực. Trong năm qua, Toyota đã sa thải các công nhân nhà máy hợp đồng trong nước và Honda và Nissan đã cắt giảm sản lượng tại các nhà máy ở Trung Quốc.

Sự ra đi của Mitsubishi diễn ra sau quyết định của Stellantis NV vào năm ngoái liên quan đến việc chấm dứt liên doanh sản xuất và phân phối thương hiệu Jeep tại Trung Quốc. Cho đến nay, chưa có hãng xe Nhật nào theo kịp Mitsubishi.

Nhiều công ty bao gồm cả Nissan, đang trông cậy vào những chiếc xe điện mới dự kiến ra mắt tại Trung Quốc trong vài năm tới để giúp xoay chuyển tình thế. Guyton của Mazda cho biết nhà sản xuất ô tô này sẽ giữ nguyên mạng lưới bán hàng tại Trung Quốc để đón chờ các mẫu xe mới mà họ dự định tung ra.

Tuy nhiên, giám đốc điều hành tại một số công ty cho biết họ đang xem xét liệu có nên sử dụng nguồn lực tốt hơn để cố gắng dẫn đầu tại các thành trì lâu đời của Nhật Bản như Đông Nam Á, nơi các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tung ra thị trường tràn ngập xe điện giá rẻ hay không.

CEO Mitsubishi Motors Takao Kato cho biết: “Việc chuyển đổi sang xe điện đang tăng tốc nhanh hơn dự kiến, khiến sự lựa chọn về thương hiệu và phân khúc của người tiêu dùng cũng thay đổi đáng kể. Vì những lý do này, chúng tôi đã quyết định xem xét lại chiến lược Trung Quốc của mình”.

Tăng gấp đôi thị trường cốt lõi ở Đông Nam Á là mục tiêu được Mitsubishi đưa ra khi rút khỏi Trung Quốc. Hãng lên kế hoạch cho các mẫu xe mới tại Đông Nam Á bao gồm cả xe bán tải.

Trong số các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, Toyota là công ty duy nhất duy trì doanh số bán hàng tại Trung Quốc trong nửa năm tài chính từ tháng 4 đến tháng 9, mặc dù công ty này đã giảm dự báo về lượng giao hàng hàng năm ở châu Á do có sự bất ổn mà họ nhận thấy ở Trung Quốc, Thái Lan.

Giám đốc tài chính Yoichi Miyazaki cho biết Toyota dự kiến sẽ bán ít xe điện hơn ở Trung Quốc trong năm nay do cạnh tranh khốc liệt nhưng vẫn duy trì doanh số nhờ nhu cầu ổn định đối với các loại xe hybrid xăng-điện.

Tại Đông Nam Á và các khu vực khác, “các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục tăng cường xuất khẩu xe điện và mở rộng hoạt động”, Miyazaki cho biết. Ông nói, câu hỏi đặt ra cho Toyota là khi nào nên giới thiệu xe điện mới trên thị trường và cân nhắc việc sản xuất trong nước.

TỪ BỎ

Hồi cuối tháng 10, các giám đốc điều hành Mitsubishi đã xuất hiện trong cuộc họp báo trực tuyến, một tuần sau khi công ty tuyên bố sẽ ngừng sản xuất tại Trung Quốc, nơi các thương hiệu nội địa và những chiếc xe điện của họ đang dần chiếm thị phần từ các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu.

CEO Mitsubishi Motors Takao Kato cho biết: “Việc chuyển đổi sang xe điện đang tăng tốc nhanh hơn dự kiến, khiến sự lựa chọn về thương hiệu và phân khúc của người tiêu dùng cũng thay đổi đáng kể. Vì những lý do này, chúng tôi đã quyết định xem xét lại chiến lược Trung Quốc của mình”.

Động thái này là một phần trong chiến lược kinh doanh trung hạn của công ty cho năm tài chính 2023-2025. Kế hoạch này kêu gọi nhà sản xuất ô tô khai thác thêm doanh thu ở Đông Nam Á, thị trường cốt lõi của hãng, cùng với đó là xem xét lại và cải thiện hoạt động kinh doanh ở Nhật Bản, Bắc Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc.

 Mitsubishi tuyên bố sẽ ngừng sản xuất tại Trung Quốc.

Mitsubishi tuyên bố sẽ ngừng sản xuất tại Trung Quốc.

Để chặn đứng đà suy giảm, hãng xe Nhật Bản nhanh chóng đề ra chiến lược tiếp theo, nhất là khi các thương hiệu Trung Quốc đang ngày càng cạnh tranh ở Đông Nam Á. Tại Thái Lan, “các thương hiệu Trung Quốc chiếm hơn 10% phân khúc xe chở khách và là một mối đe dọa khá lớn”, Tatsuo Nakamura, phó chủ tịch điều hành phụ trách bán hàng của Mitsubishi, cho biết. Tuy nhiên, ông cũng tiết lộ rằng các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc có sự hiện diện yếu hơn (chiếm khoảng 3% thị phần) ở Indonesia, thị trường chính của Mitsubishi trong khu vực. Đây cũng là thị trường ô tô lớn nhất Đông Nam Á.

Ông nói: “Họ có thể khó thâm nhập trừ khi họ sản xuất tại địa phương. Theo một cách nào đó, sản xuất trong nước chính là ‘bức tường’ bảo vệ chúng tôi”.

Theo Nakamura, việc tăng cường mối quan hệ với các đại lý sẽ là chìa khóa để Mitsubishi Motors duy trì lợi thế của mình trong khu vực. “Các đối tác của chúng tôi có nhiều thương hiệu nhượng quyền khác nhau, trong đó 80% là thương hiệu Nhật Bản. Tuy nhiên, có thể họ sẽ chuyển cửa hàng sang thương hiệu Trung Quốc như MG vì xe Trung Quốc dễ bán hơn”, ông cho hay

Tại Thái Lan, đại diện Mitsubishi cho biết hãng "sẽ tăng cường tiếp thị các loại xe bán tải, những sản phẩm chủ lực cho khu vực nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho các đại lý."

Cách đây vài tháng, hãng xe Nhật Bản cũng đã ra mắt mẫu XForce - một sản phẩm toàn cầu được tạo ra từ việc nghiên cứu thói quen, hành vi tiêu dùng của khách hàng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, làm xuất phát điểm.

Theo phân tích của công ty về kết quả kinh doanh trong nửa đầu năm 2023, trong khi Thái Lan và Indonesia vẫn là hai “thị trường rất quan trọng” đối với nhà sản xuất ô tô, thì Philippines đang có tốc độ phát triển nhanh.

Mitsubishi đã bán được 40.000 xe tại Philippines trong thời gian tháng 4 đến tháng 9, tăng so với con số 25.000 chiếc vào cùng kỳ năm trước, trong khi doanh số bán hàng tại Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Malaysia đều giảm do lạm phát và lãi suất cao, qua đó ảnh hưởng tới sức mua.

Bảo Linh

Nguồn Thương Gia: https://thuonggiaonline.vn/cac-hang-xe-nhat-di-khong-duoc-o-chang-xong-tai-trung-quoc-post545176.html