Các loại thuốc điều trị giảm nhẹ triệu chứng bệnh tay chân miệng

Trong điều trị bệnh tay chân miệng, rất nhiều nhóm thuốc khác nhau có thể được sử dụng như thuốc hạ sốt, thuốc chống co giật,... Tuy nhiên, việc lựa chọn thuốc như thế nào lại phụ thuộc rất nhiều vào mức độ biểu hiện bệnh của bệnh nhân.

Nội dung:

1. Thuốc hạ sốt
2. Các loại thuốc bù nước, điện giải
3. Thuốc chống co giật
4. Globulin miễn dịch
5. Thuốc cắt cơn co giật
6. Thuốc kháng sinh

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm rất thường gặp, đặc biệt ở lứa tuổi trẻ em. Hiện nay có rất nhiều nhóm thuốc khác nhau có thể được sử dụng trong quá trình điều trị tay chân miệng, tuy nhiên hầu hết đều chỉ là các thuốc điều trị triệu chứng chứ vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh.

Do đó, vấn đề lựa chọn và sử dụng thuốc phụ thuộc rất nhiều vào mức độ biểu hiện các triệu chứng của bệnh nhân.

Một số nhóm thuốc điều trị tay chân miệng thường được sử dụng hiện nay:1. Thuốc hạ sốt

Sốt là biểu hiện rất thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng, sốt có thể ở nhiều mức độ khác nhau từ sốt nhẹ, sốt trung bình cho đến cao hoặc rất cao. Do đó, sử dụng thuốc hạ sốt cho bệnh nhân tay chân miệng là vấn đề rất được quan tâm.

Loại thuốc điều trị tay chân miệng thường được sử dụng để hạ sốt cho bệnh nhân hiện nay là thuốc paracetamol với liều 10mg/kg/lần sử dụng. Thuốc thường an toàn khi sử dụng đúng liều lượng chỉ định, tuy nhiên nếu lạm dụng paracetamol là thuốc điều trị tay chân miệng với mục đích hạ sốt thì nó lại có thể gây nên tình trạng tổn thương tế bào gan.

Trong một số trường hợp, nếu sử dụng paracetamol để hạ sốt nhưng không đạt hiệu quả mong muốn thì bệnh nhân có thể được cho sử dụng ibuprofen. Nhưng do có nhiều tác dụng phụ (đặc biệt là tác dụng phụ trên đường tiêu hóa), do đó cần rất thận trọng khi sử dụng ibuprofen để làm thuốc điều trị tay chân miệng với mục đích hạ sốt cho bệnh nhân.

Thuốc hạ sốt thường được sử dụng trong điều trị bệnh tay chân miệng (Ảnh: Internet)

Thuốc hạ sốt thường được sử dụng trong điều trị bệnh tay chân miệng (Ảnh: Internet)

2. Các loại thuốc bù nước, điện giải

Sốt cao, ăn uống kém ở bệnh nhân do tổn thương niêm mạc miệng,... có thể dẫn đến tình trạng thiếu nước và điện giải ở bệnh nhân tay chân miệng. Do đó, các loại thuốc bù nước và điện giải cũng rất thường được sử dụng làm thuốc điều trị tay chân miệng.

Nếu tình trạng mất nước và điện giải của bệnh nhân ở mức độ nhẹ thì người bệnh có thể được cho sử dụng dung dịch bù nước và điện giải đường uống Oresol.

Trong trường hợp, tình trạng mất nước và điện giải của bệnh nhân nặng nề thì bác sĩ có thể chỉ định bù dịch bằng đường tĩnh mạch để bồi phụ thể tích dịch bị mất cho bệnh nhân một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Các dung dịch hay được sử dụng làm thuốc điều trị tay chân miệng nhằm bù nước, điện giải kể đến gồm dung dịch nước muối sinh lý, dung dịch Ringer lactat,...

Các loại dịch truyền có thể được sử dụng làm thuốc điều trị tay chân miệng nhằm bù nước và điện giải cho người bệnh (Ảnh: Internet)

Các loại dịch truyền có thể được sử dụng làm thuốc điều trị tay chân miệng nhằm bù nước và điện giải cho người bệnh (Ảnh: Internet)

3. Thuốc chống co giật

Co giật cũng là một trong các triệu chứng hay gặp khi bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng. Vì vậy các thuốc điều trị tay chân miệng nhóm chống co giật cũng có thể được xem xét sử dụng cho bệnh nhân.

Thuốc chống co giật hay được sử dụng trên thực tế là phenolbarbital. Thuốc có tác dụng ức chế các xinap (cầu nối giữa các tế bào thần kinh) ở hệ thần kinh trung ương, nên nó gây ức chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương một cách tạm thời và có hồi phục. Do đó, phenolbabital có thể được sử dụng thuốc điều trị tay chân miệng chống co giật cho bệnh nhân. Liều khuyến cáo phenolbarbital khi làm thuốc điều trị tay chân miệng cho bệnh nhân tay chân miệng là từ 5 đến 7mg/kg/ngày.

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng phenolbarbital kể đến bao gồm đau khớp, buồn ngủ, rung giật nhãn cầu, thất điều, lú lẫn, dị ứng ở các mức độ khác nhau,...

4. Globulin miễn dịch

Trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh tay chân miệng mức độ 2b trở lên, globulin miễn dịch có thể được chỉ định sử dụng cho người bệnh. Thuốc có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh. Chế phẩm được sử dụng phổ biến trên thực tế là immunoglobulin với liều khuyến cáo là 1g/kg/ngày.

Thuốc chỉ được sử dụng bằng đường tiêm dưới da, không đưa thuốc vào máu trực tiếp thông qua đường tĩnh mạch. Các tác dụng phụ thường thấy khi sử dụng immunoglobulin làm thuốc điều trị tay chân miệng là hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, đau đầu, nôn, buồn nôn, mệt mỏi,... Một số trường hợp có thể thấy các tác dụng phụ hiếm gặp hơn như phản ứng quá mẫn, huyết khối, hội chứng viêm màng não vô khuẩn.

Các globulin miễn dịch có thể được dùng để tăng cường miễn dịch cho người bệnh (Ảnh: Internet)

Các globulin miễn dịch có thể được dùng để tăng cường miễn dịch cho người bệnh (Ảnh: Internet)

5. Thuốc cắt cơn co giật

Trong trường hợp bệnh nhân đang xảy ra co giật, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các thuốc như midazolam hoặc diazepam để làm thuốc điều trị tay chân miệng với mục đích cắt cơn co giật cho người bệnh.

Liều khuyến cáo của midazolam là 0,15 mg/kg/lần và diazepam là khoảng 0,2-0,3 mg/kg. Thuốc có thể được sử dụng lặp lại sau 10 phút nếu người bệnh vẫn đang còn co giật xảy ra.

Những tác dụng phụ có thể thấy khi sử dụng thuốc bao gồm buồn ngủ, ức chế hô hấp, làm tăng nhịp tim,...

6. Thuốc kháng sinh

Bệnh tay chân miệng là bệnh do virus gây nên, do đó thuốc kháng sinh không phải là một chỉ định thuốc điều trị tay chân miệng được chỉ định thường quy cho bệnh nhân. Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng làm thuốc điều trị tay chân miệng trong trường hợp bệnh nhân bị bội nhiễm hoặc chưa loại trừ các bệnh nhiễm khuẩn khác.

Thuốc kháng sinh có thể được lựa chọn sử dụng dựa trên kinh nghiệm của bác sĩ, yếu tố kháng thuốc tại địa phương hoặc dựa trên kết quả kháng sinh đồ sau khi nuôi cấy mẫu bệnh phẩm.

Trên đây là giới thiệu sơ lược về một số nhóm thuốc thường được sử dụng làm thuốc điều trị tay chân miệng trên thực tế. Để đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả điều trị và phòng tránh các tác dụng phụ do thuốc gây nên thì người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ sau khi đã thực hiện đầy đủ các thăm khám cần thiết.

Điểm danh 3 sai lầm khiến bệnh tay chân miệng lây lan nhanh chóng

QN

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/cac-loai-thuoc-dieu-tri-giam-nhe-trieu-chung-benh-tay-chan-mieng-4120201812133815803.htm