Các loại vật liệu trong PTTM nâng mũi hiện nay

Mũi là trung tâm của khuôn mặt, là cơ quan nổi có dạng hình khối 3D giữa khuôn mặt, một chiếc mũi cao vừa phải, sống mũi thẳng, đầu mũi thon thanh thoát, hài hòa với các đường nét khác của khuôn mặt sẽ tôn nên vẻ đẹp cũng như điểm nhấn trên khuôn mặt.

Tuy nhiên do đặc điểm của chủng tộc người mà đa số người Á Đông chúng ta nhất là ở phụ nữ có chiếc mũi với sống mũi gãy thếp, đầu mũi to bè ngang ngắn hếch và có thể cánh mũi to. Nên rất nhiều chị em tìm đến PTTM nâng mũi để mong muốn cải thiện hình dáng chiếc mũi chưa được như ý. Tuy nhiên một câu hỏi mà đông đảo tín đồ đi nâng mũi băn khoăn đó là nâng mũi bằng phương pháp nào, bằng chất liệu gì để được đẹp, an toàn và bền lâu?

Ths.Bs Hùng Thanh - người đồng sáng lập Phòng Khám Chuyên Khoa Thẩm Mỹ GN, người có kinh nghiệm 15 năm về ngoại khoa PTTM nói chung cũng như là nâng mũi sẽ có những chia sẻ giúp chị em sáng tỏ về vấn đề các vật liệu nâng mũi hiện nay.

Các loại chất liệu dùng trong nâng mũi phổ biến hiện nay?

Theo Ths.Bs Hùng Thanh - người đồng sáng lập và là người chịu trách nhiệm chuyên môn tại phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ GN, thì hiện nay có 2 phương pháp nâng mũi chính là nâng mũi thường và nâng mũi cấu trúc, nhưng dù có nâng mũi bằng phương pháp nào thì cơ bản có các chất liệu sau được sử dụng:

- Nhóm chất liệu tự thân là những mô được lấy từ chính bản thân người đó: như sụn vành tai, sụn vách ngăn, sụn sườn hay cân cơ thái dương, trung bì mỡ...

- Nhóm chất liệu nhân tạo là các chất liệu nhân tạo tổng hợp như silicon dẻo, gotex, trụ vách ngăn medpor, trụ vách ngăn PCL, megaderm…

Ths.Bs Hùng Thanh giới thiệu về các chất liệu nhân tạo sử dụng nâng mũi

Trong quá trình nâng mũi các bác sĩ thường ít khi dùng 1 loại chất liệu đơn thuần (trừ nâng mũi thường đặt sống mũi) mà là phải kết hợp 2 hay nhiều loại chất liệu ở cả 2 nhóm trên để có thể có 1 ca nâng mũi hoàn chỉnh.

Các loại chất liệu trên được dùng làm gì trong nâng mũi:

- Sụn tai: dùng để làm mảnh ghép bảo vệ đầu mũi hoặc tham gia tăng cường trụ vách ngăn nhân tạo.

- Cân Thái dương: bọc đệm đầu mũi hoặc bọc đệm toàn bộ sống mũi nhân tạo.

- Sụn vách ngăn: dùng trong nâng mũi cấu trúc nhằm tạo hình trụ mũi.

- Sụn sườn: dùng làm mảnh ghép tạo hình trụ mũi đầu mũi hoặc được dùng cả để nâng sống mũi.

- Thanh silicon dẻo: dùng để tạo hình độn nâng cao sống mũi. Ưu điểm dẻo, dễ tạo hình đẽo gọt, tạo from dáng tốt, không bị teo ngót, tương thích cao, khi cần tháo ra dễ dàng. Nhược điểm khả năng bám dính đôi khi hạn chế.

- Thanh gotex (surgiform, nano form, superfoerm..) dùng để nâng sống mũi (như silicon dẻo). Ưu điểm bám dính tốt, mềm mại, tương thích cao tuy nhiên hạn chế là khó đẽo gọt tạo hình, bị teo ngót một tỷ lệ nhất định và khi cần tháo ra khó khăn.

- Ngoài ra một số vật liệu khác như megaderm để bọc đầu mũi, trụ vách ngăn medpor, PCL nhân tạo dùng làm trụ mũi trong nâng mũi cấu trúc, trung bì mỡ tự thân (lấy rãnh liên mông hay ở bẹn) để mô đệm nâng đỡ sau tháo chất liệu nhân tạo mũi khi có biến chứng.

Các vật liệu nâng mũi áp dụng tại Phòng Khám Chuyên Khoa Thẩm Mỹ GN

Tại Phòng Khám Chuyên Khoa Thẩm Mỹ GN, Ths.Bs Hùng Thanh thường chỉ định kết hợp giữa chất liệu nhân tạo và tự thân, kết hợp hài hòa tạo nên các mảnh ghép phù hợp với từng khách hàng.

Ths.Bs Hùng Thanh trực tiếp chỉ định những “mảnh ghép” phù hợp với từng khách hàng nâng mũi tự nhiên

Chúng tôi thường sử dụng các vật liệu nhân tạo để nâng cao sống mũi, còn đầu mũi được bọc đệm bằng mô tự thân như sụn tai hay cân thái dương (với nâng mũi thường) hoặc tạo hình xây dựng đầu mũi kết hợp cả trụ vách ngăn nhân tạo và sụn vách ngăn tự thân hoặc sụn tai.

Việc kết hợp các vật liệu trên được Ths.Bs Hùng Thanh thực hiện hợp lý hài hòa và khoa học trong quá trình phẫu thuật để tạo ra một from mũi mới cao thanh vừa phải hài hòa với gương mặt, nhằm giúp khách hàng đạt được kết quả thẩm mỹ nhưng vẫn tôn trọng nét tự nhiên và tính an toàn.

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/cac-loai-vat-lieu-trong-pttm-nang-mui-hien-nay-a668174.html