Các quốc gia thành viên có thể đề xuất bổ sung, sửa đổi Công ước chống tra tấn

Theo Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn án, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm 1984 của Liên hợp quốc, bất kỳ quốc gia thành viên nào của Công ước này cũng có thể đề xuất bổ sung hay sửa đổi Công ước với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

Theo Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn án, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm 1984 của Liên hợp quốc, bất kỳ quốc gia thành viên nào của Công ước này cũng có thể đề xuất bổ sung hay sửa đổi Công ước với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

Tổng thư ký sẽ thông báo về đề xuất đó cho các quốc gia thành viên, yêu cầu họ cho ý kiến xem có ủng hộ việc triệu tập một hội nghị các quốc gia thành viên để xem xét và bỏ phiếu về đề xuất đó không. Trong vòng bốn tháng kể từ ngày Tổng thư ký gửi thông báo cho các quốc gia thành viên, nếu ít nhất một phần ba số quốc gia thành viên ủng hộ việc triệu tập hội nghị, thì Tổng thư ký sẽ triệu tập một hội nghị dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc.

Bất kỳ sự sửa đổi nào được đa số quốc gia thành viên có mặt và bỏ phiếu thông qua tại hội nghị sẽ được Tổng thư ký gửi cho tất cả các quốc gia thành viên để chấp thuận.

Ảnh minh họa (ảnh: VTV)

Ảnh minh họa (ảnh: VTV)

Theo Công ước, mọi sửa đổi được thông qua sẽ có hiệu lực khi được 2/3 quốc gia thành viên Công ước này thông báo với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc rằng họ chấp thuận sửa đổi đó theo trình tự pháp luật tương ứng của họ.

Khi sửa đổi có hiệu lực, nó sẽ ràng buộc các quốc gia thành viên đã chấp thuận sửa đổi đó, các quốc gia thành viên khác vẫn bị ràng buộc bởi các quy định của Công ước này và bất kỳ nào sửa đổi mà họ đã chấp thuận trước đây.

Khoản 1 Điều 30 Công ước nêu rõ, mọi tranh chấp giữa hai hay nhiều quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước này mà không thể giải quyết bằng thương lượng sẽ được đưa ra trọng tài theo yêu cầu của một trong số các quốc gia thành viên đó.

Nếu trong vòng 6 tháng kể từ ngày yêu cầu đưa ra trọng tài mà các bên vẫn không thể thỏa thuận được về tổ chức trọng tài, thì bất kỳ bên nào cũng có thể đề nghị đưa tranh chấp ra Tòa án Công lý quốc tế, phù hợp với quy chế của Tòa.

Mỗi quốc gia có thể, vào lúc ký, phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước này, tuyên bố rằng quốc gia đó không bị ràng buộc bởi khoản 1 điều này. Các quốc gia thành viên khác sẽ không bị ràng buộc bởi khoản 1 điều này đối với các quốc gia thành viên có tuyên bố như vậy.

Quốc gia thành viên đã đưa ra bảo lưu theo khoản 2 điều này có thể tuyên bố vào bất cứ lúc nào việc rút bảo lưu đó bằng cách thông báo cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

H.L

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.vn/cac-quoc-gia-thanh-vien-co-the-de-xuat-bo-sung-sua-doi-cong-uoc-chong-tra-tan-183828.html