Các ứng viên tại Đại hội VFF có cần công khai đề án tranh cử?
Trước thềm Đại hội VFF khóa 9 (nhiệm kỳ 2022-2026), một vấn đề cũ được nhắc lại là: Các ứng viên có nên công khai đề án tranh cử? Đây là điều không phải ứng viên nào cũng sẵn sàng thực hiện.
Trước thềm Đại hội VFF khóa 9 (nhiệm kỳ 2022-2026), một vấn đề cũ được nhắc lại là: Các ứng viên có nên công khai đề án tranh cử? Đây là điều không phải ứng viên nào cũng sẵn sàng thực hiện.
Tại Đại hội VFF nhiệm kỳ 8 (2018-2022), vấn đề nhân sự nhận được nhiều sự quan tâm khi có nhiều ứng viên cho các vị trí chủ chốt. Trong đó có cả những người mới và người cũ ra tranh cử đã kiến cuộc đua vào các “ghế” Phó Chủ tịch luôn “nóng”. Trong đó, có 3 “tân binh” đã công khai đề án tranh cử của mình. Đó là ứng viên cho vị trí Phó Chủ tịch truyền thông – Lương Hoàng Hưng.
Các ứng viên cho vị trí Phó Chủ tịch tài chính là Nguyễn Hoài Nam và Trần Văn Liêng. Các “đề án tranh cử” được các ứng viên đưa ra nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Có những nội dung được khen ngợi nhưng không ít nội dung bị chê vì tính khả thi không cao khi áp dụng vào bóng đá Việt Nam thời điểm hiện tại.
Kết quả, các ứng viên này đều không trúng cử. Thậm chí, tỉ lệ phiếu bầu rất thấp. Vấn đề ở đây ai cũng hiểu kết quả không phải đến từ đề án tranh cử mà còn nhiều yếu tố khác. Nhưng điểm đáng để ghi nhận ở các ứng viên trên là dám công khai chương trình hành động của bản thân. Ở góc độ khác có thể hiểu là cạnh tranh những lá phiếu lành mạnh thay vì dùng các chiêu trò khác. Công khai đề án cũng là một cách mà những ứng viên này gợi ý cho VFF có thể yêu cầu các ứng viên có đề án tranh cử cho các kỳ đại hội sau đó.
Trong quá trình Tiểu ban nhân sự Đại hội VFF khóa 9 làm việc, đáng chú ý ở những cột mốc: Ngày 6/9, VFF đã tổng hợp và công bố danh sách các cá nhân được đề cử. Ngày 5/10, VFF công bố các ứng viên đã hoàn thiện hồ sơ, đủ tư cách tham gia ứng cử vào các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ban kiểm tra, Ban chấp hành VFF khóa 9.
Trong thông báo mà VFF phát đi, có kèm theo một số tiêu chí cho các ứng viên từng vị trí khi ra tranh cử. Trong đó không bắt buộc các ứng viên có đề án tranh cử. Tuy nhiên, không vì thế mà VFF hạn chế các ứng viên công khai đề án tranh cử, trường hợp của các ứng viên trước đây là điển hình. Ngược lại, việc các ứng viên chủ động công khai đề án, mục tiêu, chương trình hàng động, cam kết nếu trúng cử ở góc độ nào đó lại rất đáng hoan nghênh.
Ngày 28/10, ông Nguyễn Trung Kiên - Tổng Giám đốc Next Media, 1 trong 2 ứng viên Phó Chủ tịch VFF phụ trách tài chính và vận động tài trợ khóa 9 đã có buổi gặp gỡ báo chí để công khai mục tiêu của mình.
Trong đó, ông Kiên nhấn mạnh: “Tôi là người làm việc thật, vừa xây dựng chiến lược và trực tiếp làm. Vì thế tôi không hoa mỹ, không vẽ ra cái gì. Nếu tôi trúng cử phó chủ tịch tài chính VFF, tôi có thể có một số thứ làm tốt hơn cho bóng đá. Thứ nhất, tôi sẽ giúp tăng trưởng 50% nguồn thu mỗi năm cho VFF so với giá trị hiện tại.
Next Media có quan hệ tốt với các đối tác quốc tế, nhất là liên đoàn bóng đá Đức, Pháp, Argentina... Chúng tôi có thể mời các CLB lớn ở châu Âu sang Việt Nam đá giao hữu với đội tuyển quốc gia Việt Nam. Next Media cũng có thể hỗ trợ đào tạo trẻ cho bóng đá Việt Nam, đưa cầu thủ trẻ của Việt Nam ra nước ngoài đào tạo.
Ngoài ra, tôi sẽ giúp nâng cao thu nhập cho các trọng tài để họ yên tâm làm việc, nâng chất lượng giải quốc gia. Với kinh nghiệm của Next Media, tôi có thể giúp các CLB tại Việt Nam xây dựng hệ thống truyền thông bài bản, chuyên nghiệp, thu hút tài trợ. Trước đây Next Media đã từng làm truyền thông cho các câu lạc bộ như Hà Nội, Hoàng Anh Gia Lai. Bóng đá là sự kết nối, có thể tạo ra giá trị rất lớn.
Tôi không biết nguồn thu hiện nay của VFF là bao nhiêu nhưng nếu trúng cử phó chủ tịch tài chính VFF, tôi sẽ làm cho nguồn thu đó tăng tối thiểu 50% mỗi năm. Giải pháp của tôi là lôi kéo các doanh nghiệp, trong đó có các tập đoàn lớn của nước ngoài tài trợ cho bóng đá một cách bền vững”.
Có thể, sẽ có nhiều ý kiến khác nhau về mục tiêu trên. Bởi căn cứ vào báo cáo tài chính của VFF, năm 2021 VFF thu được 268 tỉ đồng, mục tiêu năm 2022 là thu được 300 tỉ đồng. Nếu tăng 50% mỗi năm theo lũy tiến sẽ là con số lớn. Nhưng việc một ứng viên dám đưa ra mục tiêu bằng con số cụ thể là điều cần thiết.
Ngày 6/11, Đại hội VFF khóa 9 sẽ diễn ra. Đây là lúc mà dư luận chờ thêm những “đề án” cụ thể của các ứng viên.
Hưng Hà
Facebook Twitter Bản in Email Theo dõi trên News Quay lại
Tại Đại hội VFF nhiệm kỳ 8 (2018-2022), vấn đề nhân sự nhận được nhiều sự quan tâm khi có nhiều ứng viên cho các vị trí chủ chốt. Trong đó có cả những người mới và người cũ ra tranh cử đã kiến cuộc đua vào các “ghế” Phó Chủ tịch luôn “nóng”. Trong đó, có 3 “tân binh” đã công khai đề án tranh cử của mình. Đó là ứng viên cho vị trí Phó Chủ tịch truyền thông – Lương Hoàng Hưng.
Các ứng viên cho vị trí Phó Chủ tịch tài chính là Nguyễn Hoài Nam và Trần Văn Liêng. Các “đề án tranh cử” được các ứng viên đưa ra nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Có những nội dung được khen ngợi nhưng không ít nội dung bị chê vì tính khả thi không cao khi áp dụng vào bóng đá Việt Nam thời điểm hiện tại.
Kết quả, các ứng viên này đều không trúng cử. Thậm chí, tỉ lệ phiếu bầu rất thấp. Vấn đề ở đây ai cũng hiểu kết quả không phải đến từ đề án tranh cử mà còn nhiều yếu tố khác. Nhưng điểm đáng để ghi nhận ở các ứng viên trên là dám công khai chương trình hành động của bản thân. Ở góc độ khác có thể hiểu là cạnh tranh những lá phiếu lành mạnh thay vì dùng các chiêu trò khác. Công khai đề án cũng là một cách mà những ứng viên này gợi ý cho VFF có thể yêu cầu các ứng viên có đề án tranh cử cho các kỳ đại hội sau đó.
Trong quá trình Tiểu ban nhân sự Đại hội VFF khóa 9 làm việc, đáng chú ý ở những cột mốc: Ngày 6/9, VFF đã tổng hợp và công bố danh sách các cá nhân được đề cử. Ngày 5/10, VFF công bố các ứng viên đã hoàn thiện hồ sơ, đủ tư cách tham gia ứng cử vào các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ban kiểm tra, Ban chấp hành VFF khóa 9.
Trong thông báo mà VFF phát đi, có kèm theo một số tiêu chí cho các ứng viên từng vị trí khi ra tranh cử. Trong đó không bắt buộc các ứng viên có đề án tranh cử. Tuy nhiên, không vì thế mà VFF hạn chế các ứng viên công khai đề án tranh cử, trường hợp của các ứng viên trước đây là điển hình. Ngược lại, việc các ứng viên chủ động công khai đề án, mục tiêu, chương trình hàng động, cam kết nếu trúng cử ở góc độ nào đó lại rất đáng hoan nghênh.
Ngày 28/10, ông Nguyễn Trung Kiên - Tổng Giám đốc Next Media, 1 trong 2 ứng viên Phó Chủ tịch VFF phụ trách tài chính và vận động tài trợ khóa 9 đã có buổi gặp gỡ báo chí để công khai mục tiêu của mình.
Trong đó, ông Kiên nhấn mạnh: “Tôi là người làm việc thật, vừa xây dựng chiến lược và trực tiếp làm. Vì thế tôi không hoa mỹ, không vẽ ra cái gì. Nếu tôi trúng cử phó chủ tịch tài chính VFF, tôi có thể có một số thứ làm tốt hơn cho bóng đá. Thứ nhất, tôi sẽ giúp tăng trưởng 50% nguồn thu mỗi năm cho VFF so với giá trị hiện tại.
Next Media có quan hệ tốt với các đối tác quốc tế, nhất là liên đoàn bóng đá Đức, Pháp, Argentina... Chúng tôi có thể mời các CLB lớn ở châu Âu sang Việt Nam đá giao hữu với đội tuyển quốc gia Việt Nam. Next Media cũng có thể hỗ trợ đào tạo trẻ cho bóng đá Việt Nam, đưa cầu thủ trẻ của Việt Nam ra nước ngoài đào tạo.
Ngoài ra, tôi sẽ giúp nâng cao thu nhập cho các trọng tài để họ yên tâm làm việc, nâng chất lượng giải quốc gia. Với kinh nghiệm của Next Media, tôi có thể giúp các CLB tại Việt Nam xây dựng hệ thống truyền thông bài bản, chuyên nghiệp, thu hút tài trợ. Trước đây Next Media đã từng làm truyền thông cho các câu lạc bộ như Hà Nội, Hoàng Anh Gia Lai. Bóng đá là sự kết nối, có thể tạo ra giá trị rất lớn.
Tôi không biết nguồn thu hiện nay của VFF là bao nhiêu nhưng nếu trúng cử phó chủ tịch tài chính VFF, tôi sẽ làm cho nguồn thu đó tăng tối thiểu 50% mỗi năm. Giải pháp của tôi là lôi kéo các doanh nghiệp, trong đó có các tập đoàn lớn của nước ngoài tài trợ cho bóng đá một cách bền vững”.
Có thể, sẽ có nhiều ý kiến khác nhau về mục tiêu trên. Bởi căn cứ vào báo cáo tài chính của VFF, năm 2021 VFF thu được 268 tỉ đồng, mục tiêu năm 2022 là thu được 300 tỉ đồng. Nếu tăng 50% mỗi năm theo lũy tiến sẽ là con số lớn. Nhưng việc một ứng viên dám đưa ra mục tiêu bằng con số cụ thể là điều cần thiết.
Ngày 6/11, Đại hội VFF khóa 9 sẽ diễn ra. Đây là lúc mà dư luận chờ thêm những “đề án” cụ thể của các ứng viên.