Cách bộ đội ta hóa giải công trình tỷ USD của Mỹ

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, với lối đánh sáng tạo, mưu trí, quân và dân ta đã đánh bại và phá tan nhiều kế hoạch quân sự hoành tráng của Mỹ.

 Hàng rào điện tử McNamara là tên gọi cho hệ thống các phương tiện điện tử phát hiện thâm nhập được quân đội Mỹ sử dụng dọc theo khu phi quân sự ở Vĩ tuyến 17 và đường mòn Hồ Chí Minh.

Hàng rào điện tử McNamara là tên gọi cho hệ thống các phương tiện điện tử phát hiện thâm nhập được quân đội Mỹ sử dụng dọc theo khu phi quân sự ở Vĩ tuyến 17 và đường mòn Hồ Chí Minh.

Hàng rào này là một biện pháp trinh sát mặt đất tự động nhằm phát hiện các hoạt động vận chuyển của Quân đội Nhân dân Việt Nam lưu thông qua khu vực này trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Hàng rào này là một biện pháp trinh sát mặt đất tự động nhằm phát hiện các hoạt động vận chuyển của Quân đội Nhân dân Việt Nam lưu thông qua khu vực này trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Tuy nhiên, công trình này đã xem như bị phá sản từ sau năm 1968, sau khi Quân đội Nhân dân Việt Nam mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 và cuộc tấn công căn cứ Khe Sanh.

Tuy nhiên, công trình này đã xem như bị phá sản từ sau năm 1968, sau khi Quân đội Nhân dân Việt Nam mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 và cuộc tấn công căn cứ Khe Sanh.

Hàng rào điện tử McNamara được quyết định xây dựng từ tháng 6/1966 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của bộ trưởng quốc phòng Mĩ Robert McNamara, bao gồm hệ thống 17 căn cứ quân sự, kết hợp với hệ thống vật cản (hàng rào dây thép gai, bãi mìn...).

Hàng rào điện tử McNamara được quyết định xây dựng từ tháng 6/1966 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của bộ trưởng quốc phòng Mĩ Robert McNamara, bao gồm hệ thống 17 căn cứ quân sự, kết hợp với hệ thống vật cản (hàng rào dây thép gai, bãi mìn...).

Các thiết bị trinh sát điện tử mặt đất và trên không như rađa, máy cảm ứng âm thanh, cảm ứng địa chấn..., được bố trí liên hoàn trong khu vực có chiều rộng 10-20 km, dài khoảng 100 km từ cảng Cửa Việt lên đường 9, tới biên giới Việt Nam - Lào, sang Mường Phìn (Lào).

Các thiết bị trinh sát điện tử mặt đất và trên không như rađa, máy cảm ứng âm thanh, cảm ứng địa chấn..., được bố trí liên hoàn trong khu vực có chiều rộng 10-20 km, dài khoảng 100 km từ cảng Cửa Việt lên đường 9, tới biên giới Việt Nam - Lào, sang Mường Phìn (Lào).

Công trình hoành tráng này đã tiêu tốn 2 tỉ USD (tương đương khoảng 15.760.000.000 USD theo giá đồng USD năm 2021) dù trước khi khởi công, McNamara chỉ ước tính tốn kém khoảng 1 tỷ USD.

Công trình hoành tráng này đã tiêu tốn 2 tỉ USD (tương đương khoảng 15.760.000.000 USD theo giá đồng USD năm 2021) dù trước khi khởi công, McNamara chỉ ước tính tốn kém khoảng 1 tỷ USD.

Các máy phát hiện thâm nhập thường theo nguyên lý phát hiện địa chấn, vì vậy chúng có tên gọi kết thúc bằng 3 chữ SID (Seismic Intrusion Detector). Các máy này dùng để phát hiện thâm nhập bằng đường bộ.

Các máy phát hiện thâm nhập thường theo nguyên lý phát hiện địa chấn, vì vậy chúng có tên gọi kết thúc bằng 3 chữ SID (Seismic Intrusion Detector). Các máy này dùng để phát hiện thâm nhập bằng đường bộ.

Loại máy được biết đến nhiều nhất, thường được gọi là "cây nhiệt đới" (ADSID hay Air Delivered Seismic Intrusion Detector), được thả từ trên máy bay để đầu nhọn có cảm biến địa chấn cắm vào trong đất.

Loại máy được biết đến nhiều nhất, thường được gọi là "cây nhiệt đới" (ADSID hay Air Delivered Seismic Intrusion Detector), được thả từ trên máy bay để đầu nhọn có cảm biến địa chấn cắm vào trong đất.

Phần thấy được còn lại trên mặt đất là ăng-ten. Có loại máy phát hiện địa chấn có kèm thêm bộ phận thu truyền âm thanh để trạm trinh sát kiểm tra đối tượng gây địa chấn là người hay xe vận tải (ACOUSID).

Phần thấy được còn lại trên mặt đất là ăng-ten. Có loại máy phát hiện địa chấn có kèm thêm bộ phận thu truyền âm thanh để trạm trinh sát kiểm tra đối tượng gây địa chấn là người hay xe vận tải (ACOUSID).

Ngoài các máy phát hiện địa chấn thả từ máy bay còn có các máy có tính năng tương tự do binh lính triển khai, thường dùng trong các hoạt động chiến thuật phục vụ canh phòng hay phục kích.

Ngoài các máy phát hiện địa chấn thả từ máy bay còn có các máy có tính năng tương tự do binh lính triển khai, thường dùng trong các hoạt động chiến thuật phục vụ canh phòng hay phục kích.

Ở các vùng bùn nước nhiều, không thể dùng máy phát hiện địa chấn, quân đội Mỹ dùng máy phát hiện thâm nhập EMID (Electro-Magnetic Intrusion Detector) hoạt động theo nguyên tắc phát hiện nhiễu loạn cường độ sóng phản xạ. Tuy nhiên trên thực tế hầu như người ta không phát hiện thấy sử dụng loại máy này.

Ở các vùng bùn nước nhiều, không thể dùng máy phát hiện địa chấn, quân đội Mỹ dùng máy phát hiện thâm nhập EMID (Electro-Magnetic Intrusion Detector) hoạt động theo nguyên tắc phát hiện nhiễu loạn cường độ sóng phản xạ. Tuy nhiên trên thực tế hầu như người ta không phát hiện thấy sử dụng loại máy này.

Cùng với các máy phát hiện, hệ thống còn có các máy thu (hiển thị kết quả phát hiện) xách tay dùng cho các hoạt động chiến thuật, các trạm chuyển tiếp sóng vô tuyến điện có và không người trông coi, các trạm thu ghi và phân tích kết quả phát hiện để có tin tình báo cấp chiến trường.

Cùng với các máy phát hiện, hệ thống còn có các máy thu (hiển thị kết quả phát hiện) xách tay dùng cho các hoạt động chiến thuật, các trạm chuyển tiếp sóng vô tuyến điện có và không người trông coi, các trạm thu ghi và phân tích kết quả phát hiện để có tin tình báo cấp chiến trường.

Sau khi việc xây dựng Hàng rào McNamara bị hủy bỏ, một kế hoạch mới cũng sử dụng đến các thiết bị điện tử là Chiến dịch Igloo White đã được tiến hành. Từ 1968 đến 1971, Mỹ đã chi 1,7 tỷ đô-la (tương đương khoảng 12,4 USD theo giá đồng USD năm 2021) cho mạng lưới 20.000 máy phát hiện rải trên đường mòn Hồ Chí Minh đoạn qua Lào.

Sau khi việc xây dựng Hàng rào McNamara bị hủy bỏ, một kế hoạch mới cũng sử dụng đến các thiết bị điện tử là Chiến dịch Igloo White đã được tiến hành. Từ 1968 đến 1971, Mỹ đã chi 1,7 tỷ đô-la (tương đương khoảng 12,4 USD theo giá đồng USD năm 2021) cho mạng lưới 20.000 máy phát hiện rải trên đường mòn Hồ Chí Minh đoạn qua Lào.

Một Trung tâm cảnh giới xâm nhập (ISC) đặt tại căn cứ không quân Mỹ tại Nakhon Phanom, Thái Lan với diện tích 18.500 mét vuông, được trang bị máy tính IBM 360-65 thuộc loại hiện đại nhất khi đó làm nhiệm vụ thu nhận, lưu trữ và xử lý dữ liệu nhận được từ các máy phát hiện.

Một Trung tâm cảnh giới xâm nhập (ISC) đặt tại căn cứ không quân Mỹ tại Nakhon Phanom, Thái Lan với diện tích 18.500 mét vuông, được trang bị máy tính IBM 360-65 thuộc loại hiện đại nhất khi đó làm nhiệm vụ thu nhận, lưu trữ và xử lý dữ liệu nhận được từ các máy phát hiện.

Khi quân đội Mỹ rút khỏi chiến trường Việt Nam, thực hiện Hiệp định Paris 1973, hệ thống các phương tiện phát hiện thâm nhập đang có trong lãnh thổ Việt Nam được chuyển giao cho quân đội chính quyền bù nhìn miền Nam Việt Nam.

Khi quân đội Mỹ rút khỏi chiến trường Việt Nam, thực hiện Hiệp định Paris 1973, hệ thống các phương tiện phát hiện thâm nhập đang có trong lãnh thổ Việt Nam được chuyển giao cho quân đội chính quyền bù nhìn miền Nam Việt Nam.

Thời kì đầu bộ đội Việt Nam bị Không quân Mỹ gây nhiều thương vong do chưa phát hiện ra hệ thống này. Để vô hiệu hóa được công nghệ hiện đại, chết chóc này của Mỹ, quân và dân Việt Nam đã mất nhiều tháng lần mò trinh sát, bò vào cắt dây kẽm gai để mang về nghiên cứu và gửi lên cấp trên để các chuyên gia nghiên cứu cách phá hủy chúng.

Thời kì đầu bộ đội Việt Nam bị Không quân Mỹ gây nhiều thương vong do chưa phát hiện ra hệ thống này. Để vô hiệu hóa được công nghệ hiện đại, chết chóc này của Mỹ, quân và dân Việt Nam đã mất nhiều tháng lần mò trinh sát, bò vào cắt dây kẽm gai để mang về nghiên cứu và gửi lên cấp trên để các chuyên gia nghiên cứu cách phá hủy chúng.

Tuy nhiên, khó khăn nhất không phải là hàng rào gai kẽm bùng nhùng với hàng chục lớp, mà các thiết bị điện tử phát hiện thâm nhập, như ra đa, máy cảm ứng âm thanh, cảm ứng địa chấn…, được bố trí liên hoàn trong khu vực, khiến việc tiếp cận mục tiêu rất khó khăn.

Tuy nhiên, khó khăn nhất không phải là hàng rào gai kẽm bùng nhùng với hàng chục lớp, mà các thiết bị điện tử phát hiện thâm nhập, như ra đa, máy cảm ứng âm thanh, cảm ứng địa chấn…, được bố trí liên hoàn trong khu vực, khiến việc tiếp cận mục tiêu rất khó khăn.

Sau khi nắm rõ phương thức hoạt động của hàng rào, dân quân du kích, bộ đội địa phương đã nghĩ ra cách bắt cóc, nhái, chuột… bỏ vào các ống tre, treo lên hàng rào, cây cối cạnh các máy móc trên để đánh lừa địch. Bằng phương pháp đơn giản này, không ngờ tuyến hàng rào được địch công phu đầu tư, xây dựng hiện đại bấy giờ đã bị vô hiệu hóa.

Sau khi nắm rõ phương thức hoạt động của hàng rào, dân quân du kích, bộ đội địa phương đã nghĩ ra cách bắt cóc, nhái, chuột… bỏ vào các ống tre, treo lên hàng rào, cây cối cạnh các máy móc trên để đánh lừa địch. Bằng phương pháp đơn giản này, không ngờ tuyến hàng rào được địch công phu đầu tư, xây dựng hiện đại bấy giờ đã bị vô hiệu hóa.

Một thời gian sau, bộ đội Việt Nam lợi dụng chính hệ thống này gọi Không quân Mỹ ném bom "giúp" phá núi mở đường, nhiều khi còn tạo tín hiệu giả nhằm dụ máy bay Mỹ để lực lượng phòng không tiêu diệt. Đặc biệt còn có trường hợp bộ đội ta sử dụng tín hiệu giả khiến quân địch ném bom nhầm vào vị trí của nhau. Nguồn ảnh: Warhistory.

Một thời gian sau, bộ đội Việt Nam lợi dụng chính hệ thống này gọi Không quân Mỹ ném bom "giúp" phá núi mở đường, nhiều khi còn tạo tín hiệu giả nhằm dụ máy bay Mỹ để lực lượng phòng không tiêu diệt. Đặc biệt còn có trường hợp bộ đội ta sử dụng tín hiệu giả khiến quân địch ném bom nhầm vào vị trí của nhau. Nguồn ảnh: Warhistory.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/cach-bo-doi-ta-hoa-giai-cong-trinh-ty-usd-cua-my-1648749.html