Cách giữ cuộc sống bình tĩnh và hạnh phúc trong mùa dịch COVID-19
Khi đại dịch Covid-19 toàn cầu được công bố, không ai trả lời được câu hỏi 'Cuộc khủng hoảng này sẽ kéo dài bao lâu?'.
Hầu hết chúng ta đang phải đối mặt với mức độ lo lắng cao hơn và căng thẳng mãn tính do kết quả của việc sống chung với mối đe dọa từ một căn bệnh virus chết người.
Souzan Swift, một nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép của nền tảng y học từ xa Heal, cho biết con người rất khó lên kế hoạch trước những nguy hiểm. Swift nói: “Chúng ta muốn kiểm soát những gì đang xảy ra. Và khi chúng ta không có quyền kiểm soát, chúng ta sẽ cảm thấy khó khăn hơn để vượt qua mọi thứ”.
Dưới đây là những cách giúp bạn vui vẻ và bình tĩnh hơn khi học cách chung sống lâu dài với Covid-19.
Tập trung vào thực tế
Swift nói: “Những tháng vừa qua đã dạy chúng ta rằng mọi thứ có thể thay đổi liên tục. Có cảm giác như đại dịch này sẽ không bao giờ kết thúc và điều đó có thể khiến bạn cảm thấy căng thẳng và choáng ngợp. Nhưng tập trung vào những khía cạnh tiêu cực của tình hình hiện tại sẽ không khiến bạn cảm thấy bình tĩnh hơn. Cần nhiều nỗ lực hơn để thử thách và điều chỉnh lại những lo lắng đó. Khi có thể làm được điều đó, chúng ta sẽ nhìn tình hình từ một góc độ tích cực và nhiều hy vọng hơn”.
Biết sự thật nhưng vẫn linh hoạt
Những câu hỏi như: liệu con cái chúng ta có được đi học hay không và chúng ta có cần phải ở văn phòng hay không, vẫn còn là ẩn số đối với nhiều người trên khắp thế giới, điều này khiến việc lập kế hoạch cho tương lai gần như không thể thực hiện được. Swift tin rằng cách tốt nhất để đối phó với tình trạng mất kiểm soát này là nhìn vào thực tế và luôn linh hoạt.
Suy nghĩ về các tình huống cụ thể từ quan điểm khách quan. Ví dụ, những lợi ích và hạn chế của việc trở lại trường học là gì? Những quyết định nào có thể và không thể đối với gia đình bạn? Cho phép bản thân xem xét các yếu tố gia đình của riêng bạn và mở rộng sự tôn trọng đó cho các gia đình khác.
Tạo một thói quen bền vững
Xây dựng một thói quen là việc rất nhẹ nhàng đối với chúng ta, bởi vì nó giải phóng năng lượng tinh thần để chúng ta tập trung vào các nhiệm vụ khác.
Ví dụ, quyết định thời gian bạn sẽ ăn trưa hàng ngày và ghim nó vào sổ để bạn không phải suy nghĩ về nó. Trẻ em cũng thích lịch trình, hệ thống và khả năng dự đoán. Hãy cho trẻ cảm giác thú vị, hào hứng về những gì chúng biết sẽ xuất hiện ngày hôm nay.
Kết nối với các giá trị của bạn
“Mặc dù đây là khoảng thời gian thực sự khó khăn, nơi mà hạnh phúc giống như đang ngâm mình, điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể cảm thấy sự thỏa mãn thông qua việc kết nối với ý thức về mục đích của mình trong thời gian này”, Swift nói.
Hãy nghĩ về những giá trị quan trọng nhất của bạn trong thời gian này và cách bạn muốn truyền tải chúng đến gia đình cũng như bạn bè của mình. Ví dụ, nếu bạn có con, hãy cân nhắc xem bạn muốn chúng nhớ gì về khoảng thời gian này.
Có lẽ con bạn đã nhận ra những gì cần thiết để quản lý một hộ gia đình trong thời gian này, hoặc đã học cách nấu các bữa ăn của riêng mình. Có lẽ chúng ta có cảm giác đồng cảm sâu sắc hơn khi muốn giúp đỡ những người khác trong cộng đồng của mình.
Hoạt động thể chất
Lo lắng ảnh hưởng đến thể chất của bạn, và nhiều người trong chúng ta đang “đi vòng quanh trong một phản ứng căng thẳng mãn tính,” Swift nói. Do đó, bạn có thể nhận thấy mình bị căng cơ thêm, thở không sâu như bình thường hoặc thậm chí bạn có thể cảm thấy buồn nôn.
Chúng ta nhất định phải giải quyết căng thẳng của mình ở mức độ thể chất. Hãy tìm một hoạt động mà bạn yêu thích để mang lại nhận thức cho cơ thể, chẳng hạn yoga, nghe nhạc, hít thở sâu, hoặc đi dạo vào cuối tuần.