Cách nhổ lông vịt hết sạch lông măng mà không bị hôi
Vặt lông vịt thật khó khăn, nếu không khéo sẽ khiến miếng thịt mất thẩm mỹ, mất ngon. Dưới đây là những mẹo hay giúp bạn vặt lông vịt dễ dàng.
Chuẩn bị và tiến hành vặt lông vịt
Chuẩn bị
Dao cắt tiết
Bát để đựng tiết
1 Chậu nước lạnh
1 ấm nước nóng khoảng
Dấm hay rượu trắng
Cách làm
Bạn có thể cắt tiết ở phần cánh hoặc cổ vịt đều được. Chú ý khi cắt dốc ngược vịt lên để máu cháy ra hết. Làm như vậy thịt vịt sẽ trắng, không bị thâm và trông ngon hơn khi chế biến.
Sau khi cắt tiết vịt bạn nhúng vịt vào cho nước thấm đều khắp thân và da vịt.
Vớt vịt ra rồi tưới dấm hoặc rượu vào ngâm khoảng 10 phút nữa. Làm nhưn vậy khi vặt lông vịt sẽ dễ dàng hơn.
Thông thường chúng ta quan niệm nước nóng sôi 1000 mới dễ vặt lông nhưng trên thực tế thì khi nước quá nóng sẽ làm lỗ chân lông co ôm lấy chân lông khiến khó nhổ hơn.
Nhúng vịt vào nước nóng 400 vài phút rồi nhổ thử xem đã được chưa. Nếu thấy các sợi lông ở trên cánh đã nhổ được thì vớt vịt ra khỏi chậu nước ròi tiến hành vặt lông vịt theo từng khu vực.
Nên nhớ rằng bạn vặt lông vịt ở khu vực nào thì nên vặt gọn gàng luôn, nhớ miết tay xuống để “quét” luôn đám lông tơ bên dưới. Như vậy lông sẽ sạch, da vịt căng bóng trông rất đẹp mắt và có tính thẩm mỹ.
Sau khi làm sạch lông, bạn nên xát muối, rửa nhiều nước để vịt và không có mùi hôi đặc trưng.
Trước khi quyết định nên chế biến thịt như thế nào thì bạn hãy cho cả con vịt vào ngâm với nước lã trong khoảng 20 phút để thịt vịt trắng tươi, như vậy món ăn cũng hấp dẫn hơn.
Lưu ý khi chọn vịt
Chọn vịt là bước đầu tiên và rất quan trọng giúp rút ngắn thời gian vặt lông vịt cho bạn rất nhiều.
Để chọn vịt ngon và dễ vặt lông bạn nên lưu ý:
Chọn vịt đã trưởng thành, béo, da cổ và da bụng dày, ức tròn, mọc đủ hết lông cánh (cánh đan chéo vào nhau). Mỏ to, cứng và vàng.
Những con vịt trưởng thành sẽ giúp bạn vặt lông nhanh hơn. Nếu mua phải vịt non thì thịt sẽ nhão, nhiều mỡ, rất nhiều lông tơ, khó nhổ sạch, rất mất thời gian.
Những con vịt già thịt sẽ chắc, dày dặn, ăn ngọt và ngon hơn.
Bạn cũng có thể mua vịt đã đẻ rồi, loại này thì lông đương nhiên đã đầy đủ, dễ nhổ. Chúng có dặc điểm là bụng dưới hơi xệ xuống. Loại này thịt cũng khá thơm, ngon.
Nên chọn con vịt trưởng thành và béo, ức tròn, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông.
Cách khử mùi hôi cho thịt vịt
Thịt vịt thường có mùi hôi vì thế, trong quá trình nấu, nếu không biết cách khử mùi hôi sẽ mất đi phần hấp dẫn.Gừng và rượu trắng là 2 khắc tinh của vịt.
Khi làm, chỉ cần bóp vịt thật kỹ với gừng giã nhuyễn hoặc xát với rượu, mùi hôi sẽ không còn. Nhưng nếu trong nhà bạn không có sẵn 2 thứ này thì có một cách đơn giản hơn và cũng rẻ tiền hơn để khử mùi khó chịu của vịt: muối và giấm. Hãy hòa một lượng kha khá 2 thứ này với nhau, xát thật kỹ cả bên trong và bên ngoài con vịt nhiều lần, khi ăn sẽ không còn mùi hôi. Còn nếu không sẵn giấm, bạn có thể thay bằng chanh.
Thịt vịt đực ít mỡ hơn vịt cái. Không nên chọn vịt quá non, sẽ mất nhiều thời gian nhổ lông, mùi lại nặng, còn vịt quá già thì thịt cứng, hầm lâu sẽ mất hết vị ngọt. Vịt ngon là con mọc lông dày, ức tròn, bụng căng, không xệ xuống. Vịt bụng xệ chứng tỏ đã đẻ quá nhiều lứa, ăn sẽ không ngon.
Vịt rất hợp với gừng. Nếu không có nhiều thời gian nấu nướng hoặc không phải là đầu bếp giỏi, bạn chỉ cần chọn được con vịt ngon, đem luộc lên (nước sôi hãy cho vịt vào), chặt miếng và chấm với nước mắm gừng đã đủ để có một bữa ngon tuyệt.