Cách thưởng trà ngày Tết vừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe

Tết đến xuân về mọi người thêm vui, trẻ thêm sức, già thêm thọ, thanh niên được nghỉ ngơi. Ăn gì, uống gì vào ngày Tết là vấn đề mọi người đều rất quan tâm, trong đó có việc thưởng trà ngày Tết, sao cho vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe.

Dưới đây là 4 loại trà rất hợp với dịp Tết bạn nên thưởng thức, vừa ngon lại tốt cho sức khỏe:

1. Trà tâm sen

Tâm sen là lõi tâm của hạt sen, có màu xanh, vị đắng tính bình, quy kinh tâm, thận.

Nội dung

1. Trà tâm sen
2. Trà chanh
3. Trà bạc hà
4. Trà hạ huyết áp

- Tác dụng:Thanh tâm, an thần, trừ phiền.

- Chủ trị:Chữa mất ngủ, trấn tâm, an thần, giải phiền lao, chữa nói nhảm, di mộng tinh, tăng khí lực.

- Nguyên liệu:Tâm sen phơi khô, sao vàng 3 – 5g cho vào ấm. Thêm lượng nước sôi nhỏ để tráng sơ, đổ bỏ nước đầu. Thêm 250ml – 350ml nước sôi, hãm trong khoảng 10 – 12 phút. Sử dụng trà khi còn ấm.

Thời gian uống trà tâm sen để đạt hiệu quả tốt cho giấc ngủ là trước khi ngủ khoảng 1 - 2 giờ.

Trà tâm sen an thần.

Trà tâm sen an thần.

2. Trà chanh

Chanh là một loại quả trong các loại gia vị, chanh có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người.

- Tính vị quy kinh: Chanh vị chua, tính mát, quy kinh can, phế.

- Tác dụng: Thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ khát, tiêu phiền, giảm béo. Ngoài ra, chanh có chất chống gốc tự do, do vậy có tính chống tế bào ung thư, đồng thời chanh thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm mạnh nên các bệnh nhân sốt do viêm nhiễm được dùng nhiều.

- Cách làm:Chanh tươi nửa quả, vắt lấy nước cốt, cho thêm 1 muỗng canh đường trắng, thêm 200ml nước lọc khuấy đều cho tan rồi uống.

Chú ý với bệnh nhân bị đái tháo đường thì lượng đường giảm xuống mức thấp nhất.

Một số người dùng mật ong thay đường nhưng tác dụng sẽ khác không như dùng đường. Vì ngoài tác dụng kháng viêm nó còn có tác dụng lợi niệu chữa sốt mạnh mà mật ong không có. Hơn nữa với những bệnh nhân có bệnh viêm dạ dày nên uống sau ăn.

Trà chanh thanh nhiệt, tiêu khát.

Trà chanh thanh nhiệt, tiêu khát.

3. Trà bạc hà

- Nguyên liệu:Lá bạc hà 9 lá, chanh tươi 5 lát, đường đỏ hoặc đường trắng tùy sở thích.

- Cách làm:Cho hỗn hợp trên ngâm với 1 lít nước lọc, để sau 1giờ thì sử dụng bình thường.

- Công dụng:Thanh nhiệt, giải độc, thư can, giải uất, trừ nhiệt độc

Bạc hà vị cay thơm, tính mát, quy kinh can, phế, thận, tỳ; có tác dụng thanh can, giải uất, giảm stress thần kinh, chống mệt mỏi, trị chứng đau đầu, mất ngủ, hoa mắt chóng mặt, ù tai, người đau mỏi.

Bạc hà còn có tác dụng khai khiếu, trị chứng bít tắc do đàm, đặc biệt do đàm nhiều tâm và phế, một số khác là khí uất trị mà sinh đàm hỏa, chữa chứng tức ngực, khó thở thể can uất, hay ghen của phụ nữ, kinh nguyệt bế tắc không thông.

Khi bạc hà kết hợp với chanh sẽ tăng tác dụng của việc sơ can giải uất, thanh nhiệt chữa chứng người uất ức mà bốc hỏa, phù hợp với các chị em thời tiền mãn kinh hoặc chứng kinh nguyệt bít tắc lâu ngày, hoặc chứng đau bụng kinh, tức ngực, bực bội khi chuẩn bị có kinh nguyệt.

Trà bạc hà có tác dụng giải nhiệt.

Trà bạc hà có tác dụng giải nhiệt.

4. Trà hạ huyết áp

- Thành phần:Tâm sen 4g, khổ qua 3g, thảo quyết minh 6g, sinh địa 8g, kỷ tử 3g, cúc hoa 3g. Các vị thuốc này cho vào túi lọc trà, hãm uống hằng ngày. Nên uống sau ăn, hạn chế uống lúc đói vì có thể gây tiêu mỡ mạnh và có thể gây viêm dạ dày do chất đắng của khổ qua.

- Các vị thuốc trên có tác dụng:

+ Thảo quyết minh tác dụng thanh can minh mục, nhuận tràng, chống táo bón, hạ hỏa ở kinh dương minh.
+ Sinh địa thanh nhiệt lương huyết, mát huyết, sinh tân, điều trị tốt cho chứng tăng huyết áp thể âm hư dương xung. Ngoài ra, sinh địa còn có tác dụng dưỡng nhan, mịn da.
+ Khổ qua tiêu thực trừ đạo, thanh tả tâm can nhiệt, tiêu đàm, trị mỡ máu.
+ Tâm sen tác dụng dưỡng tâm an thần, thanh can, minh mục, làm cho ngủ ngon giấc.
+ Cúc hoa có tác dụng thanh tả hỏa, chữa chứng đau đầu, mỏi mắt, hoa mắt chóng mặt ở bệnh nhân tăng huyết áp.
+ Kỷ tử thanh can tư âm tiềm dương, bổ can thận giúp điều hòa can âm và thận tinh, chữa các chứng bệnh thận hư yếu mà sinh ra bệnh.

Khổ qua kết hợp với các vị thuốc khác trong bài trà hạ huyết áp.

Khổ qua kết hợp với các vị thuốc khác trong bài trà hạ huyết áp.

ThS.BS. Nguyễn Quang Dương

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cach-thuong-tra-ngay-tet-vua-ngon-vua-tot-cho-suc-khoe-169230115024620685.htm