Cách tính phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên, nhân viên trường học dự kiến
Dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức, người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập đưa ra cách tính đối với viên chức, người lao động trả lương theo hệ số và người lao động không được trả lương theo hệ số.

(Ảnh minh họa)
Cách tính phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với giáo viên, nhân viên trường học trong các cơ sở giáo dục công lập đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến rộng rãi.
Đối với viên chức, người lao động trả lương theo hệ số lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ, mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề hằng tháng được tính như sau:

Đối với người lao động không được trả lương theo hệ số lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ, mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề hằng tháng được tính như sau:

Trong đó, mức tiền lương được trả theo thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Trường hợp trong tháng có thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, thì mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề chỉ được tính đối với thời gian còn lại của tháng, cụ thể như sau:

Về thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề, viên chức, người lao động không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề trong các thời gian sau:
1.Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.
2. Thời gian bị đình chỉ công tác liên tục từ 1 tháng trở lên.
3. Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (trừ thời gian nghỉ ốm đau, thai sản theo quy định của Bảo hiểm xã hội).
4. Thời gian nghỉ khác vượt quá thời gian quy định của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội.
Dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức, người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập, mời xem .