Cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Trong năm 2024 ngành y tế Bắc Giang đã thực hiện triển khai đồng bộ và hiệu quả một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý và tuyên truyền về an toàn thực, đặc biệt là trong việc rút ngọn các thủ tục hành chính trong lĩnh vực ATTP thuộc lĩnh vực y tế.
Giảm hơn 30% thời gian cấp TTHC về ATTP thuộc lĩnh vực y tế quản lý
Toàn bộ thủ tục hành chính về ATTP đều được tỉnh Bắc Giang thực hiện triển khai tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh cũng như tại Bộ phận một cửa của UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Các đơn vị được giao cấp TTHC và tại nơi tiếp nhận TTHC nghiêm túc thực hiện việc công bố, công khai các quy trình, TTHC theo quy định, xây dựng mẫu hóa hồ sơ để tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thực hiện việc xây dựng, xin cấp TTHC về ATTP.
100% TTHC về ATTP tại tuyến tỉnh được triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến (01 hồ sơ mức độ 3 và 03 hồ sơ mức độ 4), giảm trên 30% thời gian cấp TTHC theo quy định.
Tại các huyện, thị chỉ thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, các địa phương đã triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3.
Các đơn vị trong ngành thường xuyên rà soát về thời gian, điều kiện kinh doanh, hồ sơ TTHC trong lĩnh vực ATTP theo chỉ đạo của UBND tỉnh; chủ động triển khai khắc phục tồn tại, hạn chế và thực hiện nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân trong quá trình giải quyết TTHC và hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Song song với đó, Chi cục ATTP Bắc Giang thường xuyên đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về ATTP, tăng cường tuyên truyền các cửa hàng cung cấp thực phẩm sạch. Biểu dương các điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất, chế hiến thực phẩm an toàn; công khai tổ chức, cá nhân vi phạm ATTP bị xử lý theo quy định.
Tăng cường hợp tác liên ngành Y tế - Nông nghiệp - Công thương trong quản lý và giám sát ATTP
Theo thống kê của Chi cục ATTP Bắc Giang, tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh tổ chức 219 Lễ/hội nghị phát động, phổ biến nội dung triển khai Tháng hành động về ATTP, tổ chức 741 buổi nói chuyện, hội thảo, hội thi, tập huấn với gần 36 nghìn lượt người tham dự; tuyên truyền trên Đài Truyền hình, Truyền thanh gần 22 nghìn lượt; tuyên truyền trên loa, đài thôn, khu phố gần 13 nghìn lượt…
Các đơn vị triển khai đã mở 11 lớp tập huấn kiến thức về ATTP, xây dựng và nhân rộng các mô hình ATTP với 989 lượt người quản lý, sản xuất, kinh doanh thực phẩm cùng tham gia.
Một trong những điểm nhấn của công tác ATTP trong năm là các địa phương duy trì và tiếp tục thực hiện việc công khai, chỉ dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử và thông báo đến doanh nghiệp, trường học có tổ chức bếp ăn tập thể để tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiếp cận, sử dụng 4 nguồn thực phẩm an toàn.
Trong năm, trên địa bàn tỉnh xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 91 người mắc, không có trường hợp tử vong.
Nhằm phát huy những kết quả đạt được và ngăn chặn không để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm thời gian tới ngành Y tế tiếp tục tăng cường các giải pháp nhằm đơn giản hóa TTHC, rút ngắn thời gian cấp phép và giảm thiểu các giấy tờ không cần thiết liên quan đến chứng nhận ATTP.
Công khai các quy định pháp luật, danh sách các cơ sở đạt chuẩn và không đạt chuẩn ATTP trên Cổng thông tin điện tử tỉnh.
Tăng cường sự hợp tác giữa các cơ quan như Y tế, Nông nghiệp, Công thương và các cấp chính quyền địa phương trong việc quản lý và giám sát ATTP. Kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm về ATTP theo quy định. Củng cố, xây dựng hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm.
Củng cố Đội truy xuất nguồn gốc thực phẩm, Đội điều tra, xử trí ngộ độc thực phẩm tại các cấp, các ngành; kịp thời khắc phục khi phát sinh các dịch, bệnh và sự cố về ATTP, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về kinh tế, sức khỏe Nhân dân. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông thay đổi hành vi của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trọng tâm dịp cuối năm, lễ tết và hội xuân.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền và quản lý ATTP như: Xây dựng hệ thống giám sát ATTP; phát triển ứng dụng hoặc trang web để giám sát và báo cáo vi phạm về ATTP. Người dân có thể gửi thông tin, hình ảnh và địa điểm vi phạm để cơ quan chức năng xử lý kịp thời.
Tăng cường công tác tuyên truyền ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng dưới nhiều hình thức như tin, bài, video, Infographic.
Triển khai các chiến dịch truyền thông qua loa phát thanh ở xã, phường và tổ chức hội thảo, lớp tập huấn trực tuyến cho các doanh nghiệp và người dân. Cung cấp thông tin về cách nhận biết thực phẩm sạch và các nguy cơ từ thực phẩm bẩn.
Áp dụng phần mềm giám sát để cảnh báo nhanh về nguy cơ ngộ độc tại các khu vực có nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm. T
Tổ chức các khóa đào tạo về công nghệ thông tin và kiến thức ATTP cho đội ngũ cán bộ quản lý, kiểm tra. Nâng cao nhận thức người dân trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn.