'Cái chết' của Archegos và hệ lụy tài chính toàn cầu
Sự sụp đổ bất ngờ của quỹ đầu cơ Archegos Capital Management đã châm ngòi cho một vụ mua bán tài sản trị giá hơn 20 tỷ USD khiến một số ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới thua lỗ hàng tỷ USD.
Câu chuyện được tóm gọn một cách đơn giản: Các ngân hàng như Goldman Sachs, Nomura và Credit Suisse cung cấp các dịch vụ môi giới cho khách hàng như Archegos, cho họ vay tiền để mua cổ phiếu và các tài sản khác, đồng thời xử lý các giao dịch của họ.
Archegos đã sử dụng tiền đi vay, rất, rất nhiều tiền đi vay để đặt cược quá lớn nhằm nâng cao cổ phiếu truyền thống. Loại đòn bẩy cực đoan này có thể được thực hiện nhờ lãi suất cực thấp từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
Quy mô đầy đủ của những lần đặt cược này vẫn chưa rõ ràng cho đến bây giờ, nhưng các chuyên gia cho rằng, Archegos đã sử dụng các công cụ phái sinh được gọi là “hoán đổi tổng lợi nhuận” để che giấu một số trạng thái đầu tư lớn của mình, công cụ mà các nhà đầu tư thường sử dụng để nhận được tổng lợi nhuận của một cổ phiếu từ một đại lý và những khoản lợi nhuận đó thường được khuếch đại bằng đòn bẩy.
Công cụ phái sinh (Derivative instruments) là một hợp đồng giữa hai bên nhằm trao đổi một số lượng chuẩn tài sản thực hay tài sản tài chính theo giá xác định trước vào một ngày ấn định trước trong tương lai.
Trên thực tế, quỹ đầu cơ Archegos đã có sự tiếp xúc nhiều với tập đoàn truyền thông khổng lồ ViacomCBS thông qua các khoản vay. Trong khi đó, để tìm cách tận dụng giá cổ phiếu đang tăng vọt của mình vào cuối năm 2020, ViacomCBS đã công bố kế hoạch bán cổ phiếu trị giá 3 tỷ USD.
Thời điểm đó, cổ phiếu ViacomCBS đã tăng gần gấp ba lần trong năm. Nhưng việc bán cổ phần ra dường như là quá nhiều khiến thị trường không thể thể xử lý và cùng với sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông đã biến thành một cuộc đua “bán tháo”.
Và vào tuần trước, giá cổ phiếu của tập đoàn truyền thông khổng lồ ViacomCBS giảm mạnh. Archegos buộc phải nới lỏng vị thế của mình, điều này khiến giá cổ phiếu lại tiếp tục giảm. Archegos buộc phải bán cổ phần trong các công ty truyền thông khác và một loạt các công ty công nghệ Trung Quốc.
Archegos đã phải đối mặt với các cuộc gọi ký quỹ từ những người cho vay ở Phố Wall.
Một cuộc gọi ký quỹ chỉ xảy ra khi một nhà giao dịch được yêu cầu gửi thêm tiền vào tài khoản ký quỹ của họ để đạt được các yêu cầu giao dịch ký quỹ tối thiểu. Nếu nhà giao dịch không làm được như vậy, cổ phần của họ sẽ tự động được thanh lý để bù lỗ.
Và trong trường hợp này, Archegos rõ ràng là không thể, khiến các nhà môi giới sẽ thực hiện các bước để giảm thiểu khả năng bị thua lỗ của họ, bao gồm bán cổ phiếu và các tài sản khác thuộc sở hữu của khách hàng.
Goldman Sachs, Nomura và Credit Suisse - những người cho vay của Archegos, đã thu giữ tài sản thế chấp và bán cổ phiếu vào thứ sáu tuần trước. Cái gọi là thanh lý cưỡng bức này đã gây ra một “cuộc tắm máu” vào tuần trước khiến cổ phiếu của ViacomCBS và Discovery giảm hơn 25%.
Credit Suisse cho biết: “Sau khi Archegos không thể đáp ứng các cam kết ký quỹ, Credit Suisse đang trong quá trình thanh lý quỹ, mặc dù tại thời điểm này, còn quá sớm để xác định quy mô chính xác của khoản lỗ do thoát ra này, nhưng nó có thể rất quan trọng đối với kết quả quý đầu tiên của chúng tôi”.
Tỷ phú đầu tư Mike Novogratz cũng cho rằng, sự sụp đổ của quỹ Archegos có thể là "sự mất mát tài sản cá nhân ngoạn mục nhất trong lịch sử".
Archegos Capital Management là quỹ đầu cơ được thành lập bởi cựu nhà phân tích của Tiger Management - Bill Hwang vào năm 2013. Ông là người bảo trợ và là một trong những người được gọi là “tiểu hổ” của nhà quản lý quỹ đầu cơ huyền thoại Julian Robertson, người đã cố vấn và hỗ trợ một số nhà đầu tư hoạt động tốt nhất bao gồm Stephen Mandel, Lee Ainslie và Chase Coleman.
Hwang khởi nghiệp với vai trò nhân viên kinh doanh chứng khoán tại Hyundai Securities vào đầu những năm 1990. Trước Archegos, Hwang đã xây dựng quỹ đầu cơ Tiger Asia Management có trụ sở tại New York, tập trung vào các khoản đầu tư châu Á. Năm 2012, Hwang nhận tội giao dịch nội gián cổ phiếu ngân hàng Trung Quốc và đồng ý trả 44 triệu USD để giải quyết các khoản phí từ Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ. Cơ quan này cáo buộc rằng ông đã sử dụng thông tin bí mật nhận được trong các đợt phát hành riêng lẻ để bán khống ba cổ phiếu ngân hàng Trung Quốc. Bán khống là chiến lược trong đó nhà đầu tư bán các cổ phiếu đã vay với ý định mua lại chúng trong tương lai với giá thấp hơn.
Sau khi dàn xếp, Hwang đóng cửa Tiger Asia Management và Archegos ra đời. Trong Kinh Thánh, Archegos là một từ để chỉ nhà lãnh đạo hoặc hoàng tử.
Điều đáng ngạc nhiên nhất về câu chuyện của Archegos là một công ty mà ít tiếng tăm cho đến cuối tuần này. Nhưng, Archegos lại có thể vay mượn nhiều đến mức thất bại của họ đã tạo ra những làn sóng chấn động lớn, lan truyền khắp Phố Wall và có thể xóa sạch 6 tỷ USD tại các ngân hàng.
Thời điểm này, sự sụp đổ của Archegos Capital gợi lại những ký ức tồi tệ về Quản lý vốn dài hạn gây ra “cái chết” của quỹ đầu cơ khổng lồ Long-Term Capital vào năm 1998 đã đe dọa hệ thống tài chính, buộc chính phủ liên bang Hoa Kỳ phải ra tay can thiệp.
Sự sụp đổ của Archegos, cũng giống như "cơn điên rồ của Phố Wall” trong cổ phiếu GameStop hồi đầu năm nay, là một lời nhắc nhở về những mối hiểm nguy đến từ việc lạm dụng đòn bẩy, những công cụ phái sinh bí mật, và lãi suất thấp.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp