Cái hại của câu tục ngữ 'trẻ vui nhà già vui chùa'
'Trẻ vui nhà già vui chùa' làm cho các bạn trẻ không ai dám lai vãng đến cửa chùa nữa, thật là một câu vô ý thức vô nghĩa lý làm mê hoặc lòng người. Đến nỗi đạo Phật suy đồi như ngày nay, thật là lỗi tại những ai trong bạn thiếu niên đã làm tin theo câu nói ấy.
“Trẻ vui nhà già vui chùa” làm cho các bạn trẻ không ai dám lai vãng đến cửa chùa nữa, thật là một câu vô ý thức vô nghĩa lý làm mê hoặc lòng người. Đến nỗi đạo Phật suy đồi như ngày nay, thật là lỗi tại những ai trong bạn thiếu niên đã làm tin theo câu nói ấy.
Tác giả: Văn Quang Thủy
Nguồn:Tạp chí Đuốc Tuệ số 167-168
Nam mô bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch chư đại đức và liệt quý cư sĩ
Đạo Phật là một đạo rất cao sâu mầu nhiệm, nhưng không phải là một đạo bí hiểm mà loài người là ở thế gian này không ai có thể tu học được. Ở nước ta xưa nay các vị tại gia xuất gia tu học được thành đạo không phải là ít. Ngày nay có rất nhiều người không hiểu đạo Phật là gì và cho đạo Phật là khó quá, không thể học được. Thực ra thì tại mình không chịu học, không chịu tu mà thôi.
Chẳng những thế, mà lại có người đặt ra một câu, nay đã thành câu tục ngữ là câu “trẻ vui nhà già vui chùa” làm cho các bạn trẻ không ai dám lai vãng đến cửa chùa nữa, thật là một câu vô ý thức vô nghĩa lý làm mê hoặc lòng người. Đến nỗi đạo Phật suy đồi như ngày nay, thật là lỗi tại những ai trong bạn thiếu niên đã làm tin theo câu nói ấy.
Chính ngay cái thân chúng tôi đây cũng chỉ vì đã tiêm nhiễm lời nói ấy mà từ lúc trẻ thơ đến bạc đầu, vẫn chẳng hiểu đạo là chi, thế mà vẫn tự hào là một đệ tử của Phật. Vẫn tưởng rằng đạo Phật là huyền bí lắm, sức người phàm trần không thể học nổi, phải có Phật, Thánh hiện hình ra chỉ bảo cho thì mới hiểu được.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn: St
Cũng có lúc muốn phát tâm học đạo thì lại bị cái câu tục ngữ “trẻ vui nhà già vui chùa“ nó ngăn cấm, nó bảo rằng tuổi mình đang vui vẻ trẻ trung, thì cần phải ở nhà mà lo việc thế gian, đến già rồi hãy vui chùa vui chiền mà học đạo.
Cái ý nghĩa mù mờ của câu tục ngữ ấy đã làm cho biết bao nhiêu người hiểu lầm rằng đạo Phật là một đạo ru ngủ những người tuổi già đã gần kề miệng lỗ, tức là một đạo của người chết hay là một hạng người gần chết. Người có đạo tâm nghĩ đến lời nói ấy, chẳng hay có thấm thía đắng cay chua xót hay không?
Thưa các Ngài, đạo Phật quyết không phải là thế. Đạo Phật là một đạo cứu người từ khi còn ở trong bào thai cho đến khi tận số, giúp cho đời được mọi sự yên vui, giải thoái cho đời hết mọi sự khổ não.
Trong kinh Thủ lăng nghiêm nói rằng: “Cầu thể đắc thể, cầu tử đặc tử, cầu tam muội đắc tam muội, cầu trường thọ đắc trường thọ, như thị nãi chí, tàu đại Niết bàn, đắc đại Niết bàn” nghĩa là: ai đã tu theo đạo Phật thì muốn cầu cho gia đình có vợ hiền con thảo cũng được, muốn cầu hiểu thấu phép Phật cũng được, muốn cầu sống lâu được sống lâu, cầu tài cầu quan cũng được, cầu gì được nấy, cả đến cầu thành Phật cũng được thành Phật yên vui trong cảnh giới đại Niết bàn.
Trong kinh Pháp hoa lại có câu: “Nhất thiết thế gian tư sinh sự nghiệp giai thị chính pháp” nghĩa là: người đã theo đạo Phật, thì làm được hết thảy mọi sự nghiệp giúp ích cho cuộc sống nhân sinh ở thế gian đều là chính pháp cả.
Nghe mấy câu kinh này, cũng đủ biết đạo Phật là đạo cứu sống cho người sống, ngay từ khi lọt lòng mẹ ra đời. Những sự giúp ích cho công cuộc nhân sinh khôn xiết kể, mà toàn là những sự nghiệp khi người ta còn trai trẻ, đều phải ước mong.
Vậy thời sao người ta lúc trẻ chẳng vui chùa học đạo vừa lợi cho minh vừa lợi cho người mà lại cứ đợi đến lúc tuổi già mới vui? Có phải là điên đảo mê hoặc hay không.
Thưa các ngài, chúng tôi hỏi như thế, thì chắc ngài cũng thừa biết rằng người ta sở dĩ mê muội đến như thể, là lại người kia không học kinh Phật.
Thật quả như vậy, người ta chẳng học thì chẳng biết nghĩa lý, và chẳng học thì chẳng bằng loài vật, đó là lời Thánh hiền ở thế gian khuyên người ta cần phải có học, tức là cần phải có giáo dục, cho nên ở ngay trong sách Tam tự kinh của trẻ thơ học ngày xưa cũng có câu rằng: ” Nhân bất học, bất tri lý, nhân bất học, bất như vật”.
Nói đến sự học Phật, thì đệ tử nhà Phật ngày nay lại càng đau xót lắm. Vì đệ tử nhà Phật ngày nay đã thất học ngay từ khi mới vỡ lòng.
Thưa các ngài, xin các ngài từ mẫn tha thứ cho chúng lối, chúng tôi nói thể không phải là có ý hủy báng đệ tử nhà Phật, mà chính là ý chúng tôi ước mong cho đệ tử nhà Phật có một nền học Phật qui mô hùng trùng, không kém gì các trường đại học của thế gian.
Chẳng nói chi những khoa học cao đẳng chuyên môn của thế gian tất là phải học tới đồi ba mươi năm mới hiểu thấu, hãy nói ngay như sự học phổ thông tất cũng phải dùi mài đèn sách tới mươi mười hai năm, mới vớ được cái bằng thành chung tốt nghiệp. Về sự học thế gian, xây dựng lên các trường học, tốn kém kể hàng vạn hàng triệu bạc, cung cấp cho các giáo viên, sinh viên cũng phải hàng vạn bạc trở lên.
Có thể mới đào tạo được các bậc học giả thượng lưu tri thức, mà đến khi thành tài, thì cũng chỉ chuyên giúp ích cho xã hội quốc gia về đường tinh thần đạo đức mà thôi, chứ không phải làm lụng khó nhọc hết thảy mọi công việc khác ở thế gian, như là cây ruộng tát nước lấy cơm mà ăn, chặn tắm hái dâu lấy ảo mà mặc.
Sự học của thế gian còn phải dày công tốn của là nhường ấy, huống chi là sự học Phật nào có phải dễ đâu, mà không chịu tốn của tốn công, nghiên tinh khắc khổ, thì học làm sao được? Hiều làm sao được? Thế rồi cứ ngồi mà kêu là sự học Phật khó quá không học được.
Thực ra nào có phải là khó khăn đến như thế đâu, chỉ tại mình không chịu khó nâng cao nền học Phật cho bằng nền học của thế gian đó mà thôi.
Nay xin các ngài ngoảnh lại, thử nhìn nhận sự học của chúng ta đây, xem phỏng có thể nở mày nở mặt được với sự học của thế gian hay không?
Này, trong mấy gian chùa chật hẹp, một vài vị sư làm giáo viên, dăm bầy chú tiểu làm sinh viên, ăn chẳng đủ no, mặc chẳng đủ ấm, kinh sách đèn dầu giấy bút vật liệu, hết thảy đều thiếu thốn. Thế mà mong cho có những bậc cao tăng đại tài, hùng luận, ra truyền bá chân lý đạo Phật, cứu người giúp đời về đường tinh thần đạo đức, cho có giá trị cao quý như các bậc học giả thượng lưu tri thức trên thế gian, thì phỏng có đáng chán ngán hay không, mà mong mỏi làm gì cho thêm nhọc lòng vô ích?
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn: St
Đem cái tình cảnh học Phật của mình điêu tàn nhường ấy, mà so sánh với nền học thế gian, hùng vĩ nhường kia, nên chúng tôi bảo đệ tử nhà Phật ngày nay đã thất học ngay từ khi mới vỡ lòng, tưởng cũng không phải là quá đáng.
Vậy nay chúng tôi xin thành tâm ai cầu Phật lực, cúi mong các vị đại đức lão thành, hô hào các bậc thanh niên tân tiến, cùng nhau phá cho tan cái ý nghĩa khốn nan của câu tục ngữ “ trẻ vui nhà giả vui chùa” kia, chẳng biết nó lưu truyền từ đời kiếp nghiệp lai nào cho mãi đến bây giờ mà khốn khổ đến như thế ?
Đạo Phật không phải là một đạo chỉ cốt để ru ngủ các cụ giả, và không chỉ cốt cầu nguyện cho người chết mà thôi, đạo Phật vốn có công năng giúp ích cho cuộc sống nhân sinh nhiều lắm.
Vậy thì các bậc thiếu niên anh tuấn phải ra mà gánh vác lấy đạo Phật, phải cùng nhau gom tài góp sức, xây dựng lại nền tảng học Phật của Tổ nghiệp lưu truyền, cùng nhau kết duyên vui vầy trong cửa thuyền lâm, thâu thái lấy tinh thần cao thượng, trau dồi cho trí tuệ quang minh.
Mỗi ngày phải đề ra 2 đến 3 giờ đến chùa mà học bản kinh luận, làm cho đạo Phật xương minh, để cứu vớt lấy nhân tâm thể đạo, vừa lợi ích cho mình vừa lợi ích cho người. Sự nghiệp quang minh chính đại như thế, lúc còn trẻ tuổi, thân thể khỏe mạnh, tai mắt thông minh, còn e làm không nổi huống chi đến lúc già, lưng yếu tay mềm, mắt lòa chân chậm, thì làm làm sao được?
Lại còn ở đời, ngày xuân thấm thoắt, nhân sinh thất thập cổ lai hi, có phải rằng ai ai cũng sống lâu được mãi đến 7, 8, 9, 10 mươi cả đâu ? Chợt cái con ma vô thường nó đến, thi mình dở tay không kịp.
Vậy mà cứ đợi đến lúc già mới vui chùa, thì ở đời mấy ai đã chắc sống dược đến giả mà mong hưởng cái thú vui chùa ấy.
Dù may ai có được hưởng, thì cũng chẳng được bao lâu, nhất là lại không hiểu nghĩa lý gì, thì cái thú vui chùa ấy lại càng thêm tẻ ngắt, Đức Thành Không nói rằng: ” chiêu văn đạo nhi tịch tử khả giả nghĩa là sớm được nghe đạo rồi, thi tối chết cũng hả”.
Vậy nay bạn trẻ chúng ta đang khi khỏe mạnh chẳng chịu vui chùa mà nghe đạo, lỡ mai chết mất, há chẳng uổng kiếp người lắm sao?
Một vị tu hành đi qua bãi tha ma, thấy những mồ vô chủ, phần nhiều đều là mồ mả những người chết yểu không kịp quy y Tam bảo cho nên có câu rằng: “Mạc đãi lão lại phương niệm Phật, có phần đa thị thiếu niên nhân” nghĩa là vui chùa chờ đợi tuổi giả, mồ hoang lắm kẻ kia là thiếu niên.
Hôm nay chúng tôi xin chi tâm chi niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà và Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, xin các Ngài phù hộ cho bạn trẻ chúng ta, sớm biết hồi tâm vui mến cảnh chùa mà nghe đạo, có công cùng sức xây đắp lại cái nền học Phật của Tổ nghiệp lưu lại, làm cho đạo Phật xương minh, vãn hồi nhân tâm thể đạo, giắt díu nhau lên cõi liên đài cực lạc, thọ quang vô cùng.
Nam mô A Di Đà Phật.
Tác giả: Văn Quang Thủy
Nguồn: Tạp chí Đuốc Tuệ số 167-168
PDF PRINT
Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/cau-tuc-ngu-tre-vui-nha-gia-vui-chua.html