Call Margin: Nỗi ám ảnh của nhà đầu tư lúc tài khoản vi phạm tỷ lệ ký quỹ khi thị trường đỏ lửa
'Cơn địa chấn' trên thị trường chứng khoán Việt Nam chưa chấm dứt khi UBCK Nhà nước ban hành quyết định xử phạt với Chủ tịch HĐQT công ty có tiếng trong lĩnh vực bất động sản và khách sạn thì hiệu ứng 'Call Margin' lại tới khi các công ty chứng khoán bán thu tiền về do vi phạm tỷ lệ cho vay.
Ngày 18/01, tình trạng “ trắng bên mua” vẫn tiếp tục diễn ra ngay từ phiên mở cửa giao dịch với hầu hết các nhóm liên quan đến bất động sản diễn ra suốt phiên giao dịch buổi sáng, giá trị được khớp rất ít và lan tỏa những cổ phiếu khác như: DXG (Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh) giảm 4,8%, LDG (Công ty Cổ phần Đầu tư LDG) giảm sàn (6.8%), QCG (Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai) tiếp tục giảm sàn phiên thứ 5 (6,8%), CII (Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) giá giảm phiên thứ 6 liên tiếp (6.8%) hiện chỉ còn 39.550 đồng/cổ phiêús …
Tiếp theo mã chứng khoán FLC (Tập đoàn FLC) hiện đang neo ở mốc sàn 13.950 đồng/cổ phiếu. Và 06 thành viên khác thuộc đều bị giảm điểm sàn với thanh khoản rất nhỏ, ROS (Xây dựng FLC Faros, 9.770 đồng/cổ phiếu), HAI (Nông dược H.A.I, 6.430 đồng/cổ phiếu), AMD (Đầu tư và khoáng sản FLC Stone, 6.800 đồng/cổ phiếu), KLF (Đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu CFS, 5.800 đồng/cổ phiếu), ART (Chứng khoán BOS, 9.100 đồng/cổ phiếu).
Nhóm trụ khác trong rổ VN30 như VIC (Vingroup), VHM (Vinhomes) đều lần lượt giảm giá , GVR (Công nghiệp cao su Việt Nam), MSN (Masan), HPG (Tập đoàn Hòa Phát), BVH (Công ty Cổ phần bảo hiểm Bảo Việt chịu cảnh rớt giá, gây áp lực lớn lên chỉ số VN-Index.
Chung số phận với nhóm bất động sản, nhóm chứng khoán tiếp tục nhấn chìm trong sắc đỏ như SSI ( Công ty chứng khoán SSI) giảm (2.5%) hiện thị giá chỉ còn 44.200 đồng/cổ phiếu, HCM (Công ty Cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh) giảm (2,7%) thị giá 38.000 đồng, VND (Công ty chứng khoán VNDIRECT) giảm (4%) thị giá 64.400 đồng/cổ phiếu, VCI (Công ty chứng khoán Bản Việt) giảm (4,3%) thị giá 55.400 đồng/cổ phiếu, các mã chứng khoán như MBS (Công ty Cổ phần chứng khoán MB), SHS (Công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội cũng không thoát được sắc đỏ đậm lần lượt giảm 3,6% và 4,9% bất chấp mùa báo cáo kết quả kinh doanh kết thúc năm 2021 đang đến gần.
Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường ngày càng teo tóp, áp lực bán tháo diễn ra mạnh mẽ ngay từ lúc mở cửa, khiến chỉ số VN-Index có lúc xuống dưới 1.440 điểm, thanh khoản toàn thị trường khoảng 16.000 tỷ.
Nhóm sắt thép đầu giờ duy trì được sắc xanh trong ít phút tiếp tục quay đầu điểu chỉnh như Tập đoàn Hòa Phát (HPG) giảm (1.3%) thị giá 44.100 đồng/cổ phiếu, Tập đoàn Hoa Sen (HSG) giảm 2.3% thị giá 32.250 đồng/cổ phiếu, Thép Nam Kim (NKG) có lúc giảm giá chạm sàn, hiện chỉ còn giảm 5,8% còn 33.250 đồng/cổ phiếu.
Hôm nay ngược dòng thị trường, cổ phiếu nhóm ngành Ngân hàng VCB (Vietcombank) xanh nhẹ tăng 0,7% thị giá hiện tại 89.600 đồng/cổ phiếu, BID (Ngân hàng Đầu tư và phát triển BIDV) tiếp tục làm trụ đỡ chính khi tăng 3%, tiếp theo sau những cái tên nổi bật như STB (Ngân hàng Sacombank) tăng trở lại 4%, MBB (Ngân hàng Cổ phần Quân đội tăng 2%, TCB (Ngân hàng Cổ phần Kỹ thương Techcombank), ACB (Ngân hàng Cổ phần Á Châu) duy trì được sắc xanh là trụ đỡ cho thị trường.
Nhóm dầu khí tiếp tục củng cố lực đỡ cho thị trường cùng nhóm ngân hàng với kết quả rất tích cực, một phần do kết quả kinh doanh, một phần do thiếu cung nguồn dầu mỏ trên thị trường Quốc tế. Dẫn đầu là PVD (Công ty Cổ phần Khoan và dịch vụ Dầu khí) tăng 4.7% thị giá 33.500 đồng/cổ phiếu và PVS (Công ty Cổ phần dịch vụ dầu khí Việt Nam PTSC) tăng 3.2% thị giá 28.900 đồng/cổ phiếu, tiếp theo là GAS (Tổng Công ty Khí Việt Nam) tăng 2.2% thị giá 106.900 đồng/cổ phiếu, PLX (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) tăng 1.1% thị giá 54.200 đồng/cổ phiểu và là trụ đỡ cho VN30.
Khối ngoại tiếp tục mua ròng 439 tỷ đồng tập trung vào nhóm ngân hàng, chứng khoán, phân đạm, dầu khí khi các nhà đầu tư nội bán tháo. Khối ngoại tiếp tục mua ròng STB (Ngân hàng Sacombank) 72 tỷ, BID (Ngân hàng Cổ phần Đầu tư và phát triển) mua ròng 15 tỷ, VCB (Vietcombank) mua ròng 14 tỷ, HDB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần phát triển Thành phố Hồ Chí Minh) mua ròng 12 tỷ, SSI (Công ty chứng khoán SSI) mua ròng 17 tỷ, DPM (Tổng Công ty Hóa chất và Phân bón Dầu khí( mua ròng 29 tỷ, DCM (Công ty Cổ phần Hóa Chất Phân bón Cà Mau) mua ròng 31 tỷ và một số mã khác.
Nếu các nhà đầu tư tiếp tục bán tống bán tháo do mất niềm tin, sợ hãi quá mức dẫn đến ảnh hưởng đến chỉ số và suy yếu niềm tin vào thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ hạ thấp năng lực cải thiện xếp hạng thị trường mới nổi vào cuối năm 2022.