Cận cảnh Bảo vật Quốc gia ở Huế

Nhiều Bảo vật Quốc gia ở Huế đã được số hóa, để du khách tiếp cận thông tin về một cách dễ dàng nhằm phát huy giá trị di sản một cách hiệu quả.

Là kinh đô của nhà Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của lịch sử Việt Nam, Cố đô Huế giữ trong mình những di sản văn hóa nổi bật được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa của nhân loại.

Với những giá trị này, xứ sở sông Hương núi Ngự đã đón hàng triệu lượt du khách tham quan mỗi năm. Đồng thời, bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế là một trong những nền tảng quan trọng để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

 Cửu Đỉnh được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Ảnh: ND

Cửu Đỉnh được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Ảnh: ND

Ngoài đền đài, lăng tẩm, đến với Quần thể Di tích Cố đô Huế, du khách còn có cơ hội tìm hiểu về hệ thống các hiện vật, cổ vật vô cùng đồ sộ với đầy đủ loại hình, kiểu cách, chất liệu… Đặc biệt, nhiều hiện vật trong số này đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Hiện này Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đang quản lý 8 hiện vật/bộ hiện vật (với 33 hiện vật đơn lẻ) được công nhận là Bảo vật quốc gia gồm: Cửu vị thần công, Cửu đỉnh, Bộ sưu tập vạc đồng, Ngai vua triều Nguyễn, Áo tế Giao, Bia Khiêm Cung Ký, Đại Hồng Chung, Bia Ngự kiến Thiên Mụ Tự.

Trong số các hiện vật đã được công nhận là Bảo vật quốc gia, chỉ có hiện vật Áo tế giao là được bảo quản tại kho cổ vật Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, các hiện vật còn lại đều được trưng bày phục vụ du khách.

Tại các điểm trưng bày, bên cạnh đặt biển giới thiệu tại chỗ, đơn vị quản lý di tích đồng thời gắn mã QR code để du khách có thể truy cập thông tin, tìm hiểu sâu hơn về hiện vật.

Toàn bộ các Bảo vật quốc gia đều được số hóa 3D để phục vụ việc quản lý và phát huy giá trị. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng đã xuất bản ấn phẩm "Bảo vật quốc gia thời Nguyễn tại Huế" để giới thiệu rộng rãi về các Bảo vật quốc gia do đơn vị quản lý đến với đông đảo người dân, du khách.

Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, để phát huy giá trị của các hiện vật, trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành số hóa 3D, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý, trưng bày hiện vật.

Thường xuyên quảng bá hình ảnh hiện vật và Bảo vật quốc gia trên các phương tiện thông tin, giới thiệu qua các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, sẽ phối hợp với các vị truyền thông làm phim truyền hình về các bảo vật, giới thiệu trên truyền thông quốc tế. Đưa thông tin và giá trị các hiện vật, Bảo vật quốc gia vào chương trình Giáo dục di sản nhằm giúp các em học sinh, sinh viên hiểu biết về nguồn gốc lịch sử, giá trị của bảo vật, để các em có ý thức gìn giữ góp phần vào công tác bảo tồn cũng như phát huy giá trị của bảo vật.

Hình ảnh về một số Bảo vật quốc gia ở Huế

 Cửu đỉnh được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Cửu đỉnh được công nhận là Bảo vật quốc gia.

 Cửu đỉnh do vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào năm 1835 và hoàn thành vào năm 1837.

Cửu đỉnh do vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào năm 1835 và hoàn thành vào năm 1837.

 Cửu đỉnh được đặt trước sân Thế Tổ miếu, Đại nội Huế.

Cửu đỉnh được đặt trước sân Thế Tổ miếu, Đại nội Huế.

 Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh vừa được UNESCO vinh danh là di sản tư liệu thế giới.

Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh vừa được UNESCO vinh danh là di sản tư liệu thế giới.

 Cửu vị thần công được công nhận là Bảo vật Quốc gia.

Cửu vị thần công được công nhận là Bảo vật Quốc gia.

 Cửu vị thần công là tên gọi 9 khẩu thần công thời nhà Nguyễn được các nghệ nhân Huế đúc năm Gia Long thứ hai (1803).

Cửu vị thần công là tên gọi 9 khẩu thần công thời nhà Nguyễn được các nghệ nhân Huế đúc năm Gia Long thứ hai (1803).

 Chín khẩu thần công này được đánh giá là lớn nhất Việt Nam và là một trong những tác phẩm nghệ thuật bằng đồng có giá trị cao.

Chín khẩu thần công này được đánh giá là lớn nhất Việt Nam và là một trong những tác phẩm nghệ thuật bằng đồng có giá trị cao.

 Hiện nay, Cửu vị thần công được đặt tại vị trí hai bên Kỳ đài.

Hiện nay, Cửu vị thần công được đặt tại vị trí hai bên Kỳ đài.

 Đại hồng chung chùa Thiên Mụ được đúc từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu.

Đại hồng chung chùa Thiên Mụ được đúc từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu.

 Đại hồng chung chùa Thiên Mụ được công nhận là Bảo vật Quốc gia từ năm 2013.

Đại hồng chung chùa Thiên Mụ được công nhận là Bảo vật Quốc gia từ năm 2013.

NGUYỄN DO

Nguồn PLO: https://plo.vn/can-canh-bao-vat-quoc-gia-o-hue-post815624.html