Cận cảnh loài chim săn mồi đẹp nhất của Việt Nam

Trong tự nhiên, loài chim săn mồi này sống ở khu vực có sông, hồ lớn, vùng ven biển, chủ yếu ghi nhận tại vùng đất thấp.

Trong số các loài chim săn mồi sinh sống ở Việt Nam, diều lửa (Haliastur indus) được đánh giá là loài chim có vẻ ngoài ấn tượng nhất. Ảnh: eBird.

Trong số các loài chim săn mồi sinh sống ở Việt Nam, diều lửa (Haliastur indus) được đánh giá là loài chim có vẻ ngoài ấn tượng nhất. Ảnh: eBird.

Loài chim thuộc họ Ưng (Accipitridae) này là loài định cư hiếm tại Đông Bắc và Trung Bộ, tương đối phổ biến tại Nam Bộ (dễ quan sát tại VQG Phú Quốc). Ảnh: eBird.

Loài chim thuộc họ Ưng (Accipitridae) này là loài định cư hiếm tại Đông Bắc và Trung Bộ, tương đối phổ biến tại Nam Bộ (dễ quan sát tại VQG Phú Quốc). Ảnh: eBird.

Chim trưởng thành dài 44-52 cm, hình thể cân đối, có phần thân hung sáng, phần đầu, cổ, ngực trắng điểm các sọc đen nhỏ, bao cánh sơ cấp đen. Ảnh: eBird.

Chim trưởng thành dài 44-52 cm, hình thể cân đối, có phần thân hung sáng, phần đầu, cổ, ngực trắng điểm các sọc đen nhỏ, bao cánh sơ cấp đen. Ảnh: eBird.

Trong tự nhiên, loài chim săn mồi này sống ở khu vực có sông, hồ lớn, vùng ven biển, chủ yếu ghi nhận tại vùng đất thấp. Ảnh: eBird.

Trong tự nhiên, loài chim săn mồi này sống ở khu vực có sông, hồ lớn, vùng ven biển, chủ yếu ghi nhận tại vùng đất thấp. Ảnh: eBird.

Thức ăn chính của chúng là xác chết, chủ yếu là xác cá và cua ở các vùng đất ngập nước, nhưng đôi khi cũng săn những động vật nhỏ hoặc cướp mồi từ các loài chim khác. Ảnh: eBird.

Thức ăn chính của chúng là xác chết, chủ yếu là xác cá và cua ở các vùng đất ngập nước, nhưng đôi khi cũng săn những động vật nhỏ hoặc cướp mồi từ các loài chim khác. Ảnh: eBird.

Mùa sinh sản của diều lửa ở Việt Nam kéo dài từ tháng 8-10, mỗi lứa diều mái đẻ 2-4 trứng. Thời gian ấp trứng kéo dài 26-27 ngày. Ảnh: eBird.

Mùa sinh sản của diều lửa ở Việt Nam kéo dài từ tháng 8-10, mỗi lứa diều mái đẻ 2-4 trứng. Thời gian ấp trứng kéo dài 26-27 ngày. Ảnh: eBird.

Trên thế giới, diều lửa có phạm vi phân bố tương đối rộng, từ Nam Á qua Đông Nam Á đến Australia. Ảnh: eBird.

Trên thế giới, diều lửa có phạm vi phân bố tương đối rộng, từ Nam Á qua Đông Nam Á đến Australia. Ảnh: eBird.

Chúng được đánh giá là loài Ít quan tâm trong Sách Đỏ của IUCN. Tuy nhiên, số lượng diều lửa đang suy giảm ở một số vùng như Java. Ảnh: eBird.

Chúng được đánh giá là loài Ít quan tâm trong Sách Đỏ của IUCN. Tuy nhiên, số lượng diều lửa đang suy giảm ở một số vùng như Java. Ảnh: eBird.

Tại Việt Nam, loài chim này nằm trong Phụ lục II CITES và nhóm IIB của Nghị định số 06/2019, là loài có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Ảnh: eBird.

Tại Việt Nam, loài chim này nằm trong Phụ lục II CITES và nhóm IIB của Nghị định số 06/2019, là loài có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Ảnh: eBird.

Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/can-canh-loai-chim-san-moi-dep-nhat-cua-viet-nam-1904020.html