Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải lớn nhất Việt Nam

Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng với kinh phí đầu tư gần 11.300 tỷ đồng, được triển khai nhằm thu gom, xử lý nước thải cho hơn 2.100ha chính thức đi vào hoạt động.

Cận cảnh nhà máy xử nước thải có công suất lớn nhất Việt Nam.

Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng đặt tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh (TP.HCM), hiện là nhà máy xử lý nước thải lớn nhất Việt Nam với công suất xử lý nước thải 469.000m3/ngày đêm.

Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng đặt tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh (TP.HCM), hiện là nhà máy xử lý nước thải lớn nhất Việt Nam với công suất xử lý nước thải 469.000m3/ngày đêm.

Dự án được thực hiện bởi liên danh tư vấn thiết kế gồm Công ty TNHH Nihon Suido Consultants, Công ty TNHH Oriental Consultants, Công ty TNHH Nippon Koei và Công ty Cổ phần nước và môi trường Việt Nam.

Dự án được thực hiện bởi liên danh tư vấn thiết kế gồm Công ty TNHH Nihon Suido Consultants, Công ty TNHH Oriental Consultants, Công ty TNHH Nippon Koei và Công ty Cổ phần nước và môi trường Việt Nam.

Về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, dự án có tổng cộng 192 hộ dân và 2 cơ quan phải di dời đẻ phục vụ thực hiện dự án.

Về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, dự án có tổng cộng 192 hộ dân và 2 cơ quan phải di dời đẻ phục vụ thực hiện dự án.

Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án Xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho biết, để thực hiện dự án, TP.HCM đã dành riêng cù lao biệt lập với tổng diện tích 42ha để xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng giai đoạn 1, giai đoạn 2.

Theo Giám đốc Ban Giao thông TP.HCM, Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng là một phần của gói thầu J - một trong sáu gói thầu lớn thuộc dự án cải thiện môi trường nước TP.HCM giai đoạn 2, phục vụ lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ.

Theo Giám đốc Ban Giao thông TP.HCM, Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng là một phần của gói thầu J - một trong sáu gói thầu lớn thuộc dự án cải thiện môi trường nước TP.HCM giai đoạn 2, phục vụ lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ.

Gói thầu J được triển khai nhằm thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt cho khu vực hơn 2.100ha, bao gồm các Quận 4, 5, 6, 8, 10 và 11, đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải cho khoảng 3,4 triệu dân.

"Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng đã sử dụng công nghệ kích ống ngầm tiên tiến của Nhật Bản được thực hiện bởi Liên danh Nhà thầu Yasuda -Kolon. Đặc biệt đã kích thành công 130m cống bao đường kính 1,8m ở độ sâu 12m băng qua kênh Tàu Hũ và 530m cóng bao đường kính 1,5m băng qua kênh Đôi ở độ sâu 11m với điều kiện địa chất vô cùng phức tạp", ông Phúc cho biết.

Nhận định về tính hiệu quả của việc vận hành Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng, ông Bùi Xuân Cường Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, công trình này không chỉ có chức năng xử lý nước thải đơn thuần mà đã được quy hoạch, xây dựng thành một điểm đến xanh với hàng chục hecta cây xanh, phòng thí nghiệm, hệ thống quan trắc để trở thành điểm học tập, đào tạo, tham quan, giáo dục về môi trường cho người dân TP.HCM, đặc biệt là người trẻ.

Nhận định về tính hiệu quả của việc vận hành Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng, ông Bùi Xuân Cường Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, công trình này không chỉ có chức năng xử lý nước thải đơn thuần mà đã được quy hoạch, xây dựng thành một điểm đến xanh với hàng chục hecta cây xanh, phòng thí nghiệm, hệ thống quan trắc để trở thành điểm học tập, đào tạo, tham quan, giáo dục về môi trường cho người dân TP.HCM, đặc biệt là người trẻ.

Nhà máy xử láy nước thải Bình Hưng thuộc dự án cải thiện môi trường nước thành phố giai đoạn 2, tổng mức đầu tư hơn 11.300 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản 9.850 tỷ đồng (chiếm 87% tổng mức đầu tư) và nguồn vốn đối ứng từ ngân sách TP.HCM 1.450 tỷ đồng (chiếm 13% tổng mức đầu tư).

Nhà máy xử láy nước thải Bình Hưng thuộc dự án cải thiện môi trường nước thành phố giai đoạn 2, tổng mức đầu tư hơn 11.300 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản 9.850 tỷ đồng (chiếm 87% tổng mức đầu tư) và nguồn vốn đối ứng từ ngân sách TP.HCM 1.450 tỷ đồng (chiếm 13% tổng mức đầu tư).

Dự án Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư tại văn bản số 1527/TTg-CN, ngày 12/10/2005 và được UBND TP.HCM phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 2967/QĐ- UBND ngày 30/6/2006.

Dự án Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư tại văn bản số 1527/TTg-CN, ngày 12/10/2005 và được UBND TP.HCM phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 2967/QĐ- UBND ngày 30/6/2006.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/can-canh-nha-may-xu-ly-nuoc-thai-lon-nhat-viet-nam-ar892820.html