Mô hình động cơ hơi nước, được coi là trái tim của đầu máy xe lửa thời kỳ đầu của đường sắt Nga. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)
Mô hình đầu máy xe lửa chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên của đường sắt Nga. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)
Hình ảnh khoang VIP trên một toa tàu chở khách của đường sắt Nga những năm đầu thế kỷ 20. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)
Hình ảnh tại bến đỗ nhà ga của tuyến đường sắt xuyên Siberia được xây dựng từ thời Sa hoàng. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)
Những hiện vật độc đáo ghi dấu lịch sử hơn 180 năm hoạt động của đường sắt Nga được trưng bày trong bảo tàng. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)
Bảo tàng Đường sắt Nga ở St.Petersburg mở cửa đón khách vào năm 2017, nhân kỷ niệm 180 năm ngành đường sắt Nga. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)
Bảo tàng lưu giữ nhiều đầu máy xe lửa độc đáo. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)
Toa tàu Hoàng đế Phổ Nghi của Nhà Thanh (Trung Quốc) sử dụng khi rời đất nước được trưng bày tại Bảo tàng Đường sắt Nga. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)
Tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa được trang bị trên tuyến đường sắt Barguzin từng là nỗi ám ảnh đối với phương Tây thời chiến tranh lạnh. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)
Do điều kiện địa hình và khí hậu phức tạp, đường sắt Nga chế tạo nhiều loại đầu máy xe lửa độc đáo, phù hợp với điều kiện sử dụng. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)
Các đầu máy xe lửa được sản xuất nhân dịp các sự kiện chính trị quan trọng của thời Liên Xô. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)